Folate: Tại sao bạn cần bổ sung dưỡng chất này?

Folate có vai trò quan trọng trong sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi

Dinh dưỡng cho bà bầu: Ăn gì để có thai kỳ khỏe mạnh?

Sự khác biệt giữa folate với acid folic với sức khỏe

Top 10 thực phẩm giàu folate và acid folic nhất

Hệ lụy khi bà bầu thiếu folate

Folate là gì?

Folate là tên chung được sử dụng cho một nhóm các hợp chất hòa tan trong nước, thuộc nhóm vitamin B.

Folate và acid folic thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng chúng thực sự là 2 dạng khác nhau của vitamin B9. Folate là dạng tự nhiên, được tìm thấy trong thực phẩm và trong cơ thể. Trong khi đó, acid folic là dạng tổng hợp, thường có trong các loại thực phẩm chức năng, hay các thực phẩm có bổ sung thêm dưỡng chất. Cơ thể có thể hấp thụ acid folic tốt hơn nhiều so với folate.

Folate có vai trò gì với sức khỏe?

Folate cần thiết cho quá trình phát triển và nhân lên của tế bào. Điều này khiến folate trở thành một loại vitamin quan trọng trong các giai đoạn tăng trưởng và phát triển nhanh chóng, ví dụ như giai đoạn phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Theo đó, folate đặc biệt quan trọng trong việc phát triển hộp sọ và tủy sống của trẻ. Tình trạng thiếu hụt vitamin này trước và trong thai kỳ có thể dẫn tới những khiếm khuyết ống thần kinh nghiêm trọng như tật nứt đốt sống.

Cùng với vitamin B12, folate cũng tham gia vào quá trình tạo ra DNA, các tế bào hồng cầu cũng như hỗ trợ hoạt động của não và hệ thần kinh.

vai-tro

Bạn cần bao nhiêu folate mỗi ngày?

Tùy vào độ tuổi, giới tính mà lượng folate mỗi người cần trong ngày có thể khác nhau. Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo việc bổ sung folate được đo bằng đơn vị μg DFE - một đơn vị đo lường cho sự khác biệt về khả năng hấp thụ của acid folic và folate. Theo đó, 1μg DFE tương đương với:

- 1 μg folate từ thực phẩm.

- 0,6 μg acid folic từ các thực phẩm có bổ sung thêm dưỡng chất.

- 0,6μg acid folic trong thực phẩm chức năng (bổ sung trong bữa ăn).

- 0,5μg acid folic trong thực phẩm chức năng (bổ sung khi bụng đói).

Theo đó, lượng folate được khuyến nghị bổ sung đối với một người trưởng thành khỏe mạnh (trên 18 tuổi) là 330μg DFE/ngày. Với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, lượng khuyến nghị có thể lên tới 600μg và 500μg DFE/ngày, tương ứng.

Nhìn chung, việc có chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng sẽ giúp bạn đáp ứng được nhu cầu về folate. Tuy nhiên, phụ nữ đang có dự định mang thai nên bổ sung 400μg acid folic/ngày, bắt đầu từ khoảng 1 tháng trước khi thụ thai để giảm nguy cơ khiếm khuyết ống thần kinh ở thai nhi.

thuc-pham-giau-folate

Bổ sung quá nhiều folate có nguy hiểm không?

Trên thực tế, ít có trường hợp bạn bổ sung quá nhiều folate thông qua chế độ ăn uống thường ngày. Ngay cả khi điều này xảy ra, cơ thể cũng có thể loại bỏ lượng folate dư thừa qua nước tiểu.

Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo không nên bổ sung quá 1mg acid folic (từ các loại thực phẩm chức năng hay thực phẩm bổ sung) trong 1 ngày.

Việc bổ sung nhiều acid folic không gây hại, nhưng có thể khiến bạn không nhận ra các triệu chứng cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt vitamin B12 (nếu có). Điều này có thể ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thần kinh.

Do đó, trước khi bổ sung folate, bạn vẫn nên trao đổi với bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn liều bổ sung phù hợp.

 
Vi Bùi (Theo Eufic)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng