Củ mã thầy có vỏ nâu sậm, bên trong ruột trắng. Khi ăn có cảm giác ngọt thanh, là món ăn được khá nhiều người ưa chuộng
Nước ép củ cải đường có thể giúp hạ huyết áp
Củ sắn, măng tươi chứa xyanua, làm sao để tránh ngộ độc khi ăn?
Sử dụng cụ nấu ăn bằng silicone liệu có an toàn?
Củ nấm quý được đấu giá để ủng hộ người nghèo
Giúp kiểm soát cân nặng
Củ mã thầy không chỉ là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn là một "đồng minh" đắc lực trong cuộc chiến giảm cân. Hàm lượng chất xơ cao trong củ mã thầy giúp tạo cảm giác no lâu, giảm hấp thu chất béo và đường, đồng thời cải thiện hệ tiêu hóa. Nhờ những lợi ích này, củ mã thầy trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho những người muốn kiểm soát cân nặng một cách tự nhiên.
Giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Trong số các loại thực phẩm có lợi cho người bệnh đái tháo đường, củ mã thầy nổi bật với hàm lượng carbohydrate thấp và giàu chất xơ như đã đề cập. Chất xơ trong củ mã thầy không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn giúp duy trì đường huyết ổn định. Nhờ những lợi ích này, củ mã thầy được xem là một thực phẩm chức năng tự nhiên, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường đường hiệu quả.
Tuy nhiên, vì vẫn có chứa một lượng nhỏ carbohydrate nên người bệnh đái tháo đường cần tham khảo ý kiến bác sĩ về định lượng phù hợp trước khi thêm củ mã thầy vào chế độ ăn.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra những tiềm năng đáng kể của củ mã thầy trong việc hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường. Cụ thể, một nghiên cứu thực hiện tại Nhật Bản năm 2014 đã chứng minh được khả năng làm giảm đường huyết và insulin của polyphenol có trong củ mã thầy khi thử nghiệm trên động vật. Mặc dù kết quả này mang lại rất nhiều hứa hẹn, nhưng để đưa ra kết luận cuối cùng về hiệu quả của củ mã thầy trên người, cần phải có thêm nhiều nghiên cứu lâm sàng quy mô lớn..
Giúp cải thiện sức khoẻ hệ miễn dịch
Củ mã thầy là một nguồn cung cấp dồi dào các chất chống oxy hóa, tiêu biểu là vitamin C và các hợp chất polyphenolic. Những chất này đóng vai trò quan trọng trong việc trung hòa các gốc tự do, giảm thiểu stress oxy hóa và bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Nhờ đó, hệ miễn dịch được củng cố, nâng cao khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
Có lợi cho sức khoẻ tim mạch
Nhờ hàm lượng kali dồi dào và tỷ lệ natri thấp, củ mã thầy đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, chất xơ hòa tan có trong củ mã thầy còn có khả năng làm giảm mức cholesterol xấu LDL, một yếu tố nguy cơ hàng đầu gây xơ vữa động mạch. Với mật độ dinh dưỡng cao, giàu chất xơ và ít calo, củ mã thầy là lựa chọn lý tưởng cho chế độ ăn kiêng lành mạnh, hỗ trợ giảm cân và duy trì vóc dáng cân đối
Hàm lượng chất dinh dưỡng
Theo Bộ Y tế Việt Nam, hàm lượng các chất dinh dưỡng có trong mã thầy bao gồm: Nước 68,52%; lipid 0,19%; tinh bột 18,75%; Protein 2,25%. Ngoài ra, trong mã thầy còn chứa đường; các muối calci, phospho, sắt; các vitamin A,B1, B2,C,… có lợi cho sức khoẻ.
Một số lưu ý khi ăn củ mã thầy
Theo Bộ Y tế Việt Nam, hiện nay nhiều người sử dụng mã thầy dưới dạng thức ăn - vị thuốc làm cho mát như lấy củ thái nhỏ, nấu với bột đậu xanh làm chè lục tàu xá hoặc hầm với dạ dày lợn để thanh nhiệt, bổ dưỡng, tiêu tích, giải độc và dùng dạng bột với tác dụng mát gan, dạ dày và ruột.
Để chữa sởi, ngay ngày đầu tiên, cho trẻ uống nước ép củ mã thầy. Khi sởi sắp mọc và cả sau khi sởi đã mọc, lấy mã thầy nấu với củ cà rốt và hạt mùi cho ăn đến khi sởi bay. Tiếp đó vài ngày, uống nước củ mã thầy để tẩy độc và giúp cơ thể chóng hồi phục.
Bên cạnh đó, củ mã thầy rửa sạch, giã nát, trộn với lòng trắng trứng có thể chữa mụn nước.
Ngoài củ, nhân dân ta còn có kinh nghiệm dùng 10-20g thân cây mã thầy, kết hợp với rễ cây lau (lô căn) 30g, để tươi, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày, chữa phù toàn thân, tiểu tiện khó khăn, khát nước, táo bón.
Tuy là một loại thực phẩm khá lành tính nhưng đối với một số người bệnh dị ứng, trước khi ăn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia có uy tín. Nếu bạn có dấu hiệu bất thường sau khi ăn, nên ngưng sử dụng và tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Ngoài ra, bệnh nhân thiếu lá lách hoặc đau dạ dày không nên sử dụng quá nhiều mã thầy dưới dạng củ thô, chưa qua chế biến. Phụ nữ mang thai không nên dùng củ mã thầy. Phụ nữ trong giai đoạn đang cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn.
Bình luận của bạn