Tại sao không nên ăn sữa chua khi đói?

Đang đói có nên ăn sữa chua?

Sữa chua: Muốn bổ phải biết cách ăn

Soi ưu và nhược điểm của 9 loại sữa chua phổ biến

Có nên cho trẻ ăn sữa chua khi đang uống thuốc?

5 điều thú vị về sữa chua không phải ai cũng biết

Theo Health, sữa chua có lịch sử gần 500 năm. Các nghiên cứu cho thấy loại thực phẩm này có giá trị dinh dưỡng cao hơn sữa bò thông thường. Các thành phần trong sữa chua có tác dụng làm giảm cholesterol, tăng sức đề kháng đối với vi khuẩn, ức chế sự phát triển của các khối u.

Vi khuẩn lên men trong sữa chua là khuẩn có lợi đối với cơ thể người. Nó phân giải chất đường trong sữa, làm cho đường ruột có tính toan, ngăn ngừa các vi khuẩn gây thiu thối sinh trưởng trong môi trường kiềm hay trung tính. Các lợi khuẩn còn tạo ra các loại vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin B, E, B11 trong đường ruột, có lợi cho chức năng bình thường của đường ruột và dạ dày.

Giá trị dinh dưỡng của sữa chua cao nhưng phải được dùng đúng cách. Nhiều người có thói quen ăn sữa chua khi đói bụng, các chuyên gia cho rằng cách ăn này không khoa học. Tỷ lệ sống của các vi khuẩn hữu ích trong sữa chua có liên quan mật thiết với độ kiềm toan trong dạ dày và đường ruột. Chúng có thể phát triển nhanh trong môi trường hơi toan nhưng lại khó sống trong môi trường toan mạnh.

Lúc bụng đói, độ toan trong dạ dày thường rất cao, sau khi ăn mới giảm xuống. Vì thế không nên ăn sữa chua khi đói bụng bởi các lợi khuẩn rất khó sống trong môi trường dịch vị có tính toan mạnh, như thế sẽ giảm giảm tác dụng của sữa chua.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng