Đau chân do bệnh động mạch ngoại biên thường xuất hiện ở cơ (như cơ bắp chân)
Thiếu niên 16 tuổi đi khám viêm lợi, bất ngờ phát hiện ung thư máu ác tính
Đi bộ thêm 500 bước mỗi ngày có thể giúp tăng tuổi thọ
Người bệnh đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?
Ứng dụng chất hoạt động bề mặt có nguồn gốc thực vật trong dầu gội
Cách phòng ngừa biến chứng động mạch ngoại vi do đái tháo đường
Suýt mất chân do tắc động mạch cấp tính
Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trường Y Feinberg, Đại học Northwestern (Mỹ), được đăng tải trên tạp chí JAMA Network Open.
Bệnh động mạch ngoại biên là bệnh lý tắc nghẽn mạch máu tay, chân do các mảng xơ vữa và huyết khối. Triệu chứng thường gặp nhất là đau như chuột rút, cảm giác mỏi ở vùng cơ chân và hông khi đi lại hoặc trèo cầu thang, đỡ đau khi nghỉ và đau lại xuất hiện trở lại khi tiếp tục đi bộ (gọi là đau cách hồi).
Nhóm nghiên cứu đã so sánh dữ liệu từ 5 thử nghiệm ngẫu nhiên về lợi ích của liệu pháp luyện tập trên bệnh nhân mắc bệnh động mạch ngoại biên chi dưới từ năm 2009-2022. Trong đó có 3 thử nghiệm sử dụng bài tập đi bộ trên máy chạy bộ (treadmill) và 2 thử nghiệm sử dụng bài tập đi bộ tại nhà.
Người sử dụng máy chạy bộ trong phòng tập sẽ có sự giám sát, hướng dẫn của chuyên gia. Trong khi đó, người đi bộ tại nhà (hoặc quanh nơi ở) được khuyến khích đi bộ 5 ngày/tuần, bắt đầu với 15-20 phút/ngày (không tính thời gian nghỉ). Khi quen dần, người bệnh có thể đi bộ tối đa 50 phút/buổi. Liệu pháp can thiệp này cũng được cá nhân hóa theo khả năng của mỗi bệnh nhân.
Người tham gia sau đó đều thực hiện nghiệm pháp đi bộ 6 phút. Đây là biện pháp đo quãng đường tối đa bệnh nhân đi được trong một khoảng thời gian xác định (được phép nghỉ nếu cần, nhưng khuyến khích bước đi ngay khi có sức).
Nghiệm pháp này thường được dùng để đánh giá khả năng gắng sức ở những người mắc bệnh tim mạch, bệnh lý phổi mạn hoặc bệnh lý cơ xương khớp. Kết quả này cũng phản ánh khả năng thực hiện các hoạt động thường ngày đòi hỏi việc đi bộ.
Kết quả cho thấy, sau 6 tháng, so với nhóm đối chứng (không tập thể dục), quãng đường mà người đi bộ tại nhà đi được trong 6 phút cao hơn 50,7m. Trong khi đó, nhóm dùng máy tập đi được quãng đường xa hơn 32,9m.
Đáng nói, kết quả đi bộ thực tế của người đi bộ trên máy tập tuy không cao bằng, nhưng quãng đường họ đi được trên máy đã tăng lên trông thấy. Điều này gợi ý, kết quả trên máy chạy bộ không phản ánh chính xác sự tiến bộ khi hoạt động trong môi trường thực tế.
Không phải bệnh nhân mắc bệnh động mạch ngoại biên nào cũng có điều kiện tới phòng tập vật lý trị liệu để đi bộ với máy. Chi phí cao cũng làm giảm tần suất tham gia đều đặn của người bệnh. Từ phát hiện của các nhà nghiên cứu tại Trường Y Feinberg, áp dụng các bài tập đi bộ tại nhà phù hợp với thể lực có thể giảm thiểu chi phí đi lại, cũng là lựa chọn thay thế tốt hơn cho người bệnh.
Bình luận của bạn