4 loại nước ép ngăn ngừa tăng huyết áp, tốt cho tim mạch

Nước ép cam giàu kali là một lựa chọn tốt cho người tăng huyết áp

Cách kiểm soát huyết áp tại nhà đơn giản, hiệu quả dễ thực hiện

Nắng nóng, kiểm soát tăng huyết áp thế nào?

3 khoáng chất quan trọng đối với người bệnh tăng huyết áp

5 cách giúp kiểm soát bệnh tăng huyết áp tại nhà hiệu quả

Theo Mirror, tăng huyết áp (huyết áp cao) là căn bệnh phổ biến tại Anh với khoảng 1/3 người trưởng thành mắc bệnh này. Đây cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh tim mạch.

 

Bệnh tim mạch là "thủ phạm" gây tử vong hàng đầu ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, thường do xơ vữa động mạch. Vấn đề này xảy ra khi chất béo tích tụ trong các động mạch xung quanh tim, khiến máu khó lưu thông. Mọi người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nếu có lượng cholesterol cao và bị tăng huyết áp.

Thực tế, có nhiều người bị tăng huyết áp mà không biết. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải tạo được cho mình thói quen kiểm tra huyết áp thường xuyên, ngay cả khi cảm thấy hoàn toàn ổn. Tổ chức Tim mạch Anh (BHF) cho biết tăng huyết áp hiếm khi có các triệu chứng đáng chú ý, nhưng có thể xuất hiện một số dấu hiệu như hụt hơi, nhức đầu, mờ mắt, chảy máu cam, đau ngực, chóng mặt…

Trung tâm y tế học thuật Mayo Clinic (Mỹ) cảnh báo: “Hầu hết những người bị tăng huyết áp không có triệu chứng, ngay cả khi chỉ số huyết áp lên đến mức cao nguy hiểm”. Bởi vậy, những người trên 40 tuổi nên thường xuyên kiểm tra huyết áp.

Mức huyết áp 140/90mmHg (hoặc 150/90mmHg trở lên nếu bạn trên 80 tuổi) được xem là tăng huyết áp. Mức huyết áp ổn bình thường từ 90/60mmHg đến 120/80mmHg.

Các giải pháp hạ huyết áp bao gồm hạn chế uống rượu và giảm cân nếu cần, không sử dụng đồ uống có nhiều caffeine (trà, cà phê) và bỏ thuốc lá. Hoạt động thể chất là một cách tốt để giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tuần hoàn, đồng thời hạ huyết áp và cholesterol. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống lành mạnh cũng là cách tuyệt vời để kiểm soát huyết áp, bổ sung thêm một số loại nước ép trái cây cũng là lựa chọn tốt.

Tác dụng của nước ép trái cây

Theo Mirror, bạn nên ăn thực phẩm và đồ uống chứa nhiều kali vì khoáng chất này có tác dụng loại bỏ natri ra khỏi cơ thể, yếu tố làm tăng huyết áp. Kali cũng làm giãn thành mạch máu giúp hạ huyết áp.

Natri và kali là 2 khoáng chất có liên quan với nhau trong việc điều hòa huyết áp và giúp tim khỏe mạnh. Ăn ít thức ăn mặn và nhiều thực phẩm giàu kali có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Kali có trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là trái cây, rau, các loại đậu và sữa ít béo. Tuy nhiên, việc ăn nhiều thực phẩm giàu natri, đặc biệt bánh mỳ chế biến sẵn, đồ ăn nhẹ đóng gói, đồ hộp và đồ ăn nhanh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Medical News Today cho biết, có 4 loại nước ép trái cây chứa lượng khoáng chất cao là chanh dây, lựu, cam, quýt. Trong đó, lượng kali mỗi cốc là nước ép chanh dây - 687mg , nước ép lựu - 533mg, nước ép cam - 496mg và nước ép quýt - 440mg.

Lê Tuyết (Theo Mirror)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp