Nhu cầu hiện nay không chỉ dừng lại ở kéo dài tuổi thọ mà còn giữ được chất lượng cuộc sống
Thời điểm uống cà phê có thể giúp kéo dài tuổi thọ
Người bệnh suy tim có thể sống được bao lâu?
Có thể kéo dài tuổi thọ bằng cách cắt giảm lượng bơ?
Những chất nào giúp tăng tuổi thọ?
BS. Peter Attia là chuyên gia người Mỹ chuyên nghiên cứu về tuổi thọ, tác giả của cuốn sách "Outlive: The Science and Art of Longevity" đã bán hơn 2 triệu bản trên toàn thế giới. Những chia sẻ của ông về kinh nghiệm sống khỏe, những lời khuyên về tập luyện và dinh dưỡng được nhiều người tâm đắc, trong đó có tỷ phú Bill Ackman - một trong 300 người giàu nhất thế giới.
Dưới đây là 3 quan điểm về tuổi thọ đáng chú ý trong cuốn sách của BS. Attia:
Không chỉ sống lâu mà cần sống khỏe
Sự thật là tuổi thọ của con người ngày càng tăng, nhưng cũng kéo theo nhiều căn bệnh và vấn đề sức khỏe tuổi già. Các chuyên gia nghiên cứu gọi đây là “sự chênh lệch giữa khái niệm “health span” (thời gian sống khỏe) và “life span” (tổng số năm sống của một người). Một báo cáo của Viện Sức khỏe McKinsey cho thấy, khoảng cách này với người Mỹ là khoảng 10 năm.
Cuốn sách của BS. Attia không chỉ khuyến khích kéo dài tuổi thọ, mà còn đưa ra những lời khuyên giúp con người sống lâu nhưng vẫn khỏe mạnh và tạo ra giá trị cho xã hội. Ông chia sẻ: “Mười năm cuối cùng trong cuộc đời có thể là thời gian bạn tạo ra ảnh hưởng nhiều nhất đến cháu chắt của mình”.

Người cao tuổi nên thực hiện các hoạt động giúp kích thích trí óc như chơi cờ, học ngoại ngữ
Để cải thiện thời gian sống khỏe, ngay từ sớm cần chuyển đổi mục tiêu sang lão hóa khỏe mạnh, như tập thể dục theo kịp con cháu, hoặc liên tục học hỏi để cải thiện trí nhớ. Bên cạnh đó, cần chủ động giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính làm suy giảm sức khỏe lúc cuối đời.
BS. Attia coi bệnh tim mạch, ung thư, rối loạn chuyển hóa và rối loạn thoái hóa thần kinh là 4 yếu tố chính làm suy giảm sức khỏe người cao tuổi. Chuyên gia khuyên bạn nên thay đổi lối sống bằng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng và protein; Thường xuyên tập thể dục, đặc biệt là tập thể lực, để giảm thiểu các bệnh lý tuổi già.
Y học dự phòng
BS. Attia gọi nền y học hiện đại chú trọng vào điều trị là “Y học 2.0”. Ông đề xuất một hướng tiếp cận mới, gọi là "Y học 3.0", tập trung vào phòng bệnh trước khi có triệu chứng, thay vì đợi đến khi mắc bệnh rồi mới chữa trị.
Y học dự phòng cũng là xu hướng dần phổ biến ở Mỹ, khi ngày càng có nhiều phòng khám thực hiện các xét nghiệm sinh học và đưa ra lời khuyên cá nhân hóa về dinh dưỡng, tập luyện và thực phẩm chức năng.

"Y học 3.0" tập trung vào phòng bệnh, dựa trên bằng chứng y học để lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp với từng người
Bên cạnh những biện pháp phòng bệnh chủ động như ngủ đủ giấc, tập thể dục và duy trì tương tác xã hội, BS. Attia cũng khuyến nghị thực hiện các bài kiểm tra sức khỏe toàn diện, đo các chỉ số như xét nghiệm lipid đánh giá nguy cơ phát triển bệnh tim mạch, đo mật độ xương, xét nghiệm máu đánh giá chức năng chuyển hóa, chỉ số VO2 (tốc độ tiêu thụ oxy tối đa) kiểm tra sức mạnh tim phổi.
Ưu tiên sức khỏe tinh thần trong hành trình trường thọ
Một thập kỷ trước, BS. Attia từng theo đuổi chế độ sinh hoạt nghiêm ngặt như ăn theo chế độ Keto và tập thể dục 30 tiếng mỗi tuần. Khi viết cuốn sách "Outlive", ông thừa nhận khoảng thời gian đó khiến ông cảm thấy khổ sở.
Quan điểm hiện tại của chuyên gia là ưu tiên cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần trong quá trình lão hóa khỏe mạnh. Trầm cảm, lo âu là những vấn đề có thể làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ. Tình trạng cô đơn, cô lập xã hội cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như tim mạch.
Một trong những giải pháp cải thiện sức khỏe tinh thần là duy trì kết nối với mọi người xung quanh, kết hợp thực hành chánh niệm, hít thở sâu và ngủ đủ giấc.
Bình luận của bạn