Các phương pháp điều trị hội chứng Tourette

Hội chứng Tourette ngày càng trở nên phổ biến với nhóm đối tượng trẻ em

Podcast: Hội chứng tim vận động viên nguy hiểm thế nào?

Mối liên hệ giữa hội chứng ruột kích thích và rối loạn cương dương

Bạn cần biết gì về hội chứng trái tim ngày lễ?

Hội chứng buồn bã hậu du lịch: Làm thế nào để vượt qua?

Theo thông tin từ Hệ thống y tế Mayo Clinic, tics thường bắt đầu xuất hiện trong độ tuổi từ 2 đến 15, với tuổi khởi phát trung bình khoảng 6 tuổi. Nam giới có nguy cơ mắc hội chứng Tourette cao hơn nữ giới khoảng ba đến bốn lần.

Hội chứng Tourette có chữa khỏi được không?

Hiện nay, chưa có phương pháp điều trị dứt điểm hội chứng Tourette. Tuy nhiên, có thể kiểm soát các tics nếu chúng gây cản trở hoạt động hàng ngày. Trong nhiều trường hợp, khi tics không nghiêm trọng, người bệnh có thể không cần điều trị.

Các lựa chọn điều trị hiện có

1. Thuốc

- Thuốc ức chế hoặc điều chỉnh dopamine: Một số loại thuốc an thần được sử dụng để làm giảm tics, tức là những chuyển động hoặc âm thanh lặp đi lặp lại không kiểm soát được. Những thuốc này có thể giúp người bệnh bớt giật mắt, lắc đầu hoặc phát ra âm thanh một cách bất ngờ. Tuy nhiên, chúng cũng đi kèm với một số tác dụng phụ, như tăng cân hoặc gây ra các chuyển động bất thường khác mà người bệnh không kiểm soát được, ví dụ như rung tay chân hoặc lắc người liên tục. Ngoài ra, có một loại thuốc khác cũng được dùng trong một số trường hợp là tetrabenazine giúp làm giảm hoạt động quá mức của não trong việc điều khiển cử động. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây trầm cảm nặng, nên thường chỉ được dùng khi thật sự cần thiết và phải có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.

- Tiêm botox: Có thể được tiêm trực tiếp vào nhóm cơ có liên quan để làm giảm tics vận động đơn giản hoặc tics phát âm.

- Thuốc điều trị ADHD (rối loạn tăng động giảm chú ý): Loại thuốc này có thể giúp người mắc hội chứng Tourette tăng khả năng tập trung và chú ý. Tuy nhiên, ở một số người, các loại thuốc này lại có thể khiến các cơn tics trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, việc sử dụng cần được bác sĩ cân nhắc kỹ, theo dõi sát sao và điều chỉnh phù hợp với từng cá nhân.

Hội chứng Tourette khiến người bệnh có thể chớp mắt liên tục, nhún vai hay phát ra những âm thanh bất thường hoặc từ ngữ xúc phạm.

Hội chứng Tourette khiến người bệnh có thể chớp mắt liên tục, nhún vai hay phát ra những âm thanh bất thường hoặc từ ngữ xúc phạm.

- Thuốc chẹn beta - adrenergic: Các loại thuốc này thường được dùng để điều trị tăng huyết áp, cũng có thể giảm các triệu chứng hành vi của hội chứng Tourette. Tác dụng phụ phổ biến là buồn ngủ.

- Thuốc chống trầm cảm: Các loại thuốc này có thể hỗ trợ điều trị lo âu, trầm cảm và rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) đi kèm với hội chứng Tourette.

- Thuốc chống co giật: Các nghiên cứu gần đây cho thấy topiramate (Topamax), thường dùng để điều trị động kinh, cũng có thể giảm tics ở một số người mắc hội chứng Tourette.

2. Liệu pháp tâm lý và hành vi

- Liệu pháp hành vi nhận thức dành cho tics: Gồm các kỹ thuật như đào tạo đảo ngược thói quen, giúp người bệnh nhận biết các dấu hiệu báo trước khi xuất hiện tics và học cách thay đổi hành vi để ngăn tics xảy ra.

- Liệu pháp tâm lý cá nhân: Có thể hỗ trợ người bệnh trong việc đối phó với những ảnh hưởng tâm lý của hội chứng, cũng như các tình trạng đi kèm như ADHD, ám ảnh cưỡng chế, trầm cảm hoặc lo âu.

3. Kích thích não sâu (Deep Brain Stimulation – DBS)

DBS là một lựa chọn điều trị tiềm năng dành cho những người có tics nghiêm trọng, không đáp ứng với các phương pháp khác. Phương pháp này bao gồm việc cấy một thiết bị y tế chạy bằng pin vào trong não để truyền tín hiệu điện đến các khu vực điều khiển vận động. Tuy nhiên, DBS vẫn đang trong giai đoạn nghiên cứu ban đầu, và cần có thêm dữ liệu khoa học để đánh giá hiệu quả và độ an toàn của phương pháp này trong điều trị hội chứng Tourette.

 
Hà Chi (Theo Health and Me)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tâm thần kinh