Khoai tây mọc mầm có chứa độc tố gây hại cho sức khoẻ
Ăn khoai tây chiên có thể tăng nguy cơ trầm cảm
Vì sao khoai tây là thực phẩm "sáng giá" tốt cho việc giảm cân?
Nước ép khoai tây kích thích mọc tóc: Sử dụng như thế nào mới hiệu quả?
5 mẹo đơn giản bảo quản khoai tây không lo mọc mầm
Theo chuyên gia Lauren Harris-Pincus đồng thời là tác giả nhiều cuốn sách nói về dinh dưỡng trong thực phẩm, khoai tây chứa 2 loại độc tố tự nhiên là solanine và chaconine, thuộc nhóm glycoalkaloid. Mặc dù glycoalkaloid có mặt trong toàn bộ củ khoai tây, nhưng nồng độ cao nhất tập trung ở mắt, vỏ xanh và mầm khoai tây.
Khi khoai tây già đi hoặc được bảo quản không đúng cách, chúng có thể nảy mầm và xuất hiện các vùng xanh. Vùng xanh thực chất là do chất diệp lục tạo ra nhưng lại cũng chính là dấu hiệu của nồng độ glycoalkaloid trong khoai tây đã tăng cao. Trong trường hợp này, nếu khoai tây chưa nảy mầm, màu xanh trên vỏ là dấu hiệu của sự hư hỏng và bạn có thể xem xét tuỳ vào tình trạng để loại bỏ phần đốm xanh. Còn với khoai tây đã mọc mầm, cần bỏ hoàn toàn để đảm bảo sức khoẻ.
Theo TS. Andrew Stolbach, chuyên gia về độc chất học và bác sĩ cấp cứu tại Bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ), glycoalkaloid có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như rối loạn tiêu hóa (chuột rút, tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa). Trong những trường hợp hiếm gặp, độc tố này có thể dẫn đến hạ huyết áp, sốt, các vấn đề về thần kinh, thậm chí tử vong. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp ngộ độc chỉ gây ra rối loạn tiêu hóa nhẹ.

Đốm xanh trên khoai tây dù được tạo bởi chất diệp lục, lại là dấu hiệu của độc tố solanine
Nghiên cứu năm 2024 trên Tạp chí Khoa học Y khoa Thực nghiệm và Cơ bản (Journal of Experimental and Basic Medical Sciences) cũng ghi nhận một số ca tử vong hiếm hoi do ăn khoai tây chứa độc tố. Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng vài giờ sau khi ăn, nhưng đôi khi có thể kéo dài đến một ngày. Mặc dù ngộ độc khoai tây thường có thể được điều trị tại nhà, nhưng vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và theo dõi tốt nhất.
Cũng theo TS. Stolbach, các chất độc tự nhiên trong khoai tây không thể bị loại bỏ bằng các phương pháp nấu nướng thông thường như chiên, nướng, lò vi sóng hay luộc. Việc cắt bỏ mầm và vỏ xanh chỉ làm giảm, chứ không loại bỏ hoàn toàn, nguy cơ tiếp xúc với độc tố.
Với vỏ khoai tây, dù chứa nhiều dưỡng chất, bao gồm chất xơ, nhưng nó cũng là nơi tập trung phần lớn độc tố khi khoai tây nảy mầm hoặc có đốm xanh. TS. Harris-Pincus khuyến cáo nên khoét bỏ mắt khoai tây sau khi loại bỏ mầm, và vứt bỏ hoàn toàn những củ có nhiều vùng xanh.
Bên cạnh đó, để giảm thiểu tình trạng nảy mầm, nên mua khoai tây với số lượng vừa đủ dùng, tránh mua quá nhiều. Nếu có khoai tây thừa, hãy bảo quản chúng ở nơi mát mẻ, tối và tránh xa hành tây, vì hành tây có thể làm khoai tây nhanh nảy mầm hơn.
Khoai tây cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, tối và thông gió tốt, ví dụ như trong tủ đựng thức ăn. Tránh nhiệt độ cao và ánh sáng mặt trời trực tiếp, vì ánh sáng sẽ kích thích sản sinh solanine, khiến vỏ khoai tây chuyển sang màu xanh.
Không nên bảo quản khoai tây trong tủ lạnh hoặc tủ đông trước khi nấu, trừ khi đã nấu chín. Nhiệt độ lạnh sẽ làm tinh bột trong khoai tây chuyển hóa thành đường, dẫn đến vị ngọt và đổi màu khi nấu. Chỉ rửa khoai tây khi bạn chuẩn bị nấu, vì độ ẩm có thể làm khoai tây nhanh hỏng.
Bình luận của bạn