Không mắc bệnh Celiac, có nên ăn gluten-free?

Hãy tham vấn bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng trước khi áp dụng chế độ ăn không có gluten

Không ăn được bột mì, đã có 6 loại bột này thay thế

Làm sao bổ sung chất xơ khi theo chế độ ăn không gluten?

4 quan điểm sai lầm về bệnh Celiac

3 điều bạn nên biết về bệnh Celiac

Gluten là gì và ai nên ăn thực phẩm không chứa gluten/gluten-free?

Theo các chuyên gia sức khỏe, những người mắc bệnh Celiac cần phải loại bỏ hoàn toàn gluten khỏi chế độ ăn uống và những người không dung nạp gluten cần phải làm như vậy. Những người mắc chứng nhạy cảm gluten không Celiac (NCGS) là những người bị nhạy cảm hoặc không dung nạp gluten ở mức độ thấp hơn so với người bệnh Celiac cũng nên cân nhắc khi áp dụng chế độ ăn này.

Gluten có trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen

Bệnh Celiac là một rối loạn tự miễn nghiêm trọng, trong đó cơ thể coi prolamin (nhóm protein dự trữ ở thực vật, chứa hàm lượng cao proline) trong gluten như một “kẻ xâm nhập” và tấn công chúng. Theo thông tin được đăng tải trên Tạp chí Gastroenterology and Hepatology (Mỹ), gluten là một phức hợp protein được tạo thành từ prolamin và glutelin, được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Chúng còn xuất hiện trong các loại thực phẩm khác, bao gồm: Soup, thịt chế biến sẵn, trứng gà rán ngoài cửa hàng, một số loại vitamin bổ sung, nhiều món ăn Trung Quốc, đồ gia dụng, mỹ phẩm, soda, các chất làm ngọt, các loại rau ngoài cửa hàng ăn, khoai tây chiên... Đối với những người bị Celiac, gluten có thể gây rất nhiều rắc rối cho đường ruột.

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Biomedical (Đài Loan), ruột là cơ quan miễn dịch trung gian lớn nhất trong cơ thể và chịu trách nhiệm trên nhiều khía cạnh của hệ miễn dịch và sức khỏe. Ở bệnh nhân Celiac, thành ruột bị teo lại vì phản ứng viêm khi tiếp xúc với thực phẩm chứa gluten như bánh mì, bánh ngọt và mì ống. Do đó, cơ thể sẽ không hấp thụ một số chất dinh dưỡng, dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, tăng nguy cơ loãng xương, co giật, tổn thương thần kinh và nghiêm trọng hơn thế nữa.

Có nên loại bỏ hoàn toàn gluten khỏi chế độ ăn?

Nhiều người áp dụng chế độ ăn không có gluten với mục đích giảm cân. Nhưng loại bỏ hoàn toàn thực phẩm giàu gluten có thể khiến cơ thể khó chịu, không thỏa mãn.

Nhiều loại thực phẩm không chứa gluten thường chứa muối, chất béo bão hòa và đường để “đánh lừa” miệng. Như đã biết, ăn quá nhiều muối, chất béo bão hòa và đường có thể gây tăng cân.

Khi mua thực phẩm đóng gói sẵn, bạn nên xem xét kỹ danh sách thành phần, vì nó sẽ phản ánh chỉ số về chất lượng và độ lành mạnh của sản phẩm. Một số sản phẩm đóng gói không chứa gluten có thể ít chất xơ, magne và acid folic - những chất dinh dưỡng cần thiết giúp duy trì sức khỏe và có thể hỗ trợ giảm cân.

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Clinical Nutrition (châu Âu) năm 2016, các sản phẩm gắn mác không có gluten cũng có thể thiếu các vitamin và khoáng chất quan trọng như: Vitamin C, D, B12, calci, kẽm và sắt.

Thực tế, loại bỏ gluten có thể gây hại cho tim. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí BMJ (Anh) năm 2017 đã thử nghiệm trên 2 triệu người và phát hiện ra rằng: Những người không bị Celiac nhưng lại loại bỏ gluten và ăn ít ngũ cốc nguyên chất có lợi cho sức khỏe có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Các nhà khoa học kết luận rằng những người có thể dung nạp gluten bình thường nên tiếp tục ăn thực phẩm giàu gluten lành mạnh.

Bất cứ ai thực hiện chế độ ăn không có gluten nên lường trước những rủi ro do ăn quá nhiều thực phẩm không chứa gluten chế biến sẵn. Bạn nên lựa chọn thực phẩm tự nhiên không có gluten như đậu, rau có tinh bột, hạt quinoa (diêm mạch), hạt kê và gạo nguyên hạt. Tốt nhất, hãy tham vấn bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng trước khi áp dụng chế độ ăn này.

Biết Tuốt H+ (Theo LV)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng