Râu ngô chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe
Bột ngô và tinh bột ngô có gì khác biệt?
Đẹp từ đầu đến chân với ngô
Ăn ngô: Lợi đơn lợi kép
Công dụng của bắp ngô
Theo Đông y, râu ngô có vị ngọt, tính bình có công dụng lợi tiểu, mát gan, mát mật, thanh huyết nhiệt… Theo y học hiện đại, râu ngô chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin B1, B2, B6, vitamin K, vitamin C… Với nhiều chất dinh dưỡng có lợi, râu ngô có thể dùng để cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe.
Những lợi ích sức khỏe của râu ngô:
Chống oxy hóa
Râu ngô giàu flavonoid - chất chống oxy hóa giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể chống lại các tổn thương gốc tự do. Ngoài ra, uống nước râu ngô thường xuyên cũng có thể phòng ngừa các bệnh mạn tính như bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh ung thư….
Uống nước râu ngô thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính
Chống viêm
Các nghiên cứu trong ống nghiệm đã chỉ ra rằng các chiết xuất từ râu ngô có thể làm giảm viêm bằng cách ức chế hoạt động của các hợp chất gây viêm.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Một số nghiên cứu cho thấy uống nước luộc râu ngô hoặc uống trà râu ngô thường xuyên có thể làm giảm lượng đường trong máu và giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh đái tháo đường. Hơn nữa, những chất chống oxy hóa có trong râu ngô cũng có thể ngăn ngừa bệnh thận.
Hạ huyết áp
Những người cao huyết áp thường dùng nước râu ngô để làm giảm lượng đường trong máu. Theo một nghiên cứu kéo dài 8 tuần, 40 người bị huyết áp cao sau khi sử dụng các chế biến từ râu ngô đã duy trì huyết áp ở mức 260mg/kg trọng lượng cơ thể.
Giảm cholesterol xấu
Râu ngô cũng có thể làm giảm cholesterol. Một vài nghiên cứu cho thấy dùng những chiết xuất từ râu ngô đã giảm đáng kể lượng cholesterol LDL (có hại) và gia tăng cholesterol HDL (có lợi).
Dùng bao nhiêu râu ngô một ngày là đủ?
Hầu hết các nghiên cứu hiện có cho thấy rằng râu ngô có ảnh hưởng xấu nào đến cơ thể. Tuy nhiên, liều dùng hàng ngày phù hợp là 10gram/kg trọng lượng cơ thể.
Khi nào không dùng được những chiết xuất từ râu ngô?
Râu ngô có nhiều lợi ích, nhưng với điều kiện phải sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Bạn không nên sử dụng râu ngô khi đang dùng một trong các loại thuốc:
Thuốc lợi tiểu
Thuốc điều trị huyết áp
Thuốc trị đái tháo đường
Thuốc chống viêm
Thuốc tránh đông máu
Ngoài ra, nếu bạn đang bổ sung kali hoặc đã được điều trị với kali thì cũng không nên dùng râu ngô.
Bình luận của bạn