Hai loại đường phổ biến nhất là Glucose và Fructose
Đồ ăn vặt trẻ em chứa lượng muối, đường ở mức nguy hiểm
Đã stress thì đừng ăn ngọt
Đồ ngọt giúp con người kiềm chế cơn nóng giận
Tác hại không ngờ khi trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt
Đường là một chất tạo ngọt được sử dụng trong hầu hết các loại thực phẩm, đồ uống thế nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về chức năng cũng như tác hại của nó đến cơ thể. Có hai loại đường phổ biến nhất là: Đường Glucose và đường Fructose.
Glucose và Fructose – Tốt và tồi
Đường Glucose là loại đường có lợi, cung cấp năng lượng cho các tế bào trong cơ thể. Khi Glucose được chuyển hóa vào trong cơ thể, nó kích thích các tuyến tụy sản sinh ra chất insulin, làm cho não bộ nhận biết được bạn đã ăn bao nhiêu thức ăn và do vậy kiểm soát được cơn thèm ăn.
Glucose được tìm thấy nhiều trong các loại hoa quả
Fructose là một loại đường đơn có trong hoa quả và rau. Nó cũng được kết hợp với Glucose để sản xuất sirô bắp (High Fructose Corn Syrup, HFCS) - một chất làm ngọt có trong nhiều thực phẩm đóng gói như ngũ cốc và soda.
Nếu tiêu thụ một lượng Fructose bình thường sẽ không gây hại gì đến sức khỏe. Ngược lại, việc lạm dụng hay tiêu thụ lượng lớn đường Fructose dưới dạng sirô bắp sẽ khiến cơ thể bạn gặp nhiều loại bệnh.
Thông thường, chất bột đường carbohydrate tiêu thụ sẽ được chuyển ra thành đường đơn Glucose. Vào máu, Glucose sẽ kích thích tuyến tụy tiết hormone insulin giúp đem Glucose vào tế bào để tạo năng lượng đồng thời cũng giúp vào việc điều chỉnh nồng độ hormone insulin ở mức thích hợp. Riêng Fructose được chuyển hóa tại gan nên tiêu thụ quá nhiều Fructose sẽ làm cho gan không hoàn thành được nhiệm vụ tạo năng lượng, tạo ra chất mỡ (triglyceride) và đưa vào máu.
Đây là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch. Ngoài ra khi hàm lượng HFCS vào cơ thể lớn sẽ tạo ra các chất có tên reactive carbonyl gây tổn hại tế bào beta của tuyến tụy (nơi sản xuất insulin) là nguyên nhân dẫn tới bệnh đái tháo đường type 2.
Và trên hết, đường Fructose còn gây ra một tác hại lớn đến não, khiến cho não không thể kiểm soát được lượng thức ăn mà bạn đã ăn vào, nói cách khác là bạn sẽ không có cảm giác no và do đó sẽ ăn liên tục, gây béo phì.
Tuy nhiên, Fructose không phải là hoàn toàn xấu.
HFCS trong nước tăng lực giúp phục hồi nhanh chóng lượng Glycogen mà cơ thể đã đốt cháy khi vận động
Sử dụng đường như thế nào cho hợp lý?
Không nên uống soda, nước ngọt, nước có gas: Những loại đồ uống này không tốt cho sức khỏe vì chứa rất nhiều Fructose gây hại, làm cho cơ thể thấy đói liên tục, ăn nhiều, rối loạn tiêu hóa và dẫn đến béo phì. Bên cạnh đó, một số loại nước có gas còn chứa cả muối, thứ làm cho bạn luôn cảm thấy khát và làm cơ thể càng muốn uống nhiều hơn. Nước khoáng, nước tinh khiết sẽ là một lựa chọn phù hợp cho sức khỏe.
Bổ sung chất xơ: Chất xơ rất tốt cho sức khỏe vì nó khắc phục được nhược điểm của đường Fructose, giúp bộ não kiểm soát cơn thèm ăn. Chất xơ và Fructose vừa thống nhất vừa đối lập với nhau, Fructose bổ sung vị ngọt cho chất xơ, còn chất xơ thì bổ sung chức năng kiểm soát đường cho Fructose.
Nên hấp thu đường Fructose từ hoa quả, trái cây và những nguồn thức ăn chứa nhiều chất xơ tự nhiên.
Tránh dùng đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn: Khi dùng đồ ăn chế biến sẵn thì bạn nên kiểm tra trước lượng đường. Nếu nó không phải đồ tráng miệng mà lại chứa nhiều đường thì bạn nên tránh nó đi, hoặc nếu nó có chứa chất HFCS thì bạn cũng nên tránh nó luôn. Nếu thích ăn bánh mì thì nên mua loại bánh làm hoàn toàn từ bột mì.
Từ bỏ đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh để cải thiện sức khỏe
Không dự trữ thức ăn có đường trong nhà: Phương pháp này dễ hiểu vì nếu không có sẵn thì bạn sẽ không ăn được. Cơn thèm đồ ngọt của bạn rất có thể sẽ biến mất trong vòng 20 phút và bạn sẽ không còn muốn ăn chúng, càng chần chừ, càng kéo dài thời gian quyết định thì cơn thèm đồ ngọt của bạn sẽ càng giảm xuống.
Không nên "cai" đồ ngọt một cách đột ngột: Vì làm như vậy sẽ làm cho cơ thể thèm chúng nhiều hơn, khiến ta ngày càng bị lệ thuộc vào đồ ngọt, hãy dứt bỏ chúng một cách từ từ.
Vận động thường xuyên: Chạy bộ hay vận động cơ thể giúp giảm stress, từ đó giảm sự thèm ăn, cải thiện chức năng trao đổi chất trong cơ thể và sản sinh ít chất béo hơn. Chính những tác dụng này còn quan trọng hơn là việc đốt cháy calorie. Càng vận động nhiều, tiêu hóa càng tốt, chất béo sẽ càng ít đi.
Tóm lại, đường có cả lợi lẫn hại. Và điều thách thức ở đây là bản phải biết cách kiểm soát chúng để có thể yên tâm thưởng thức hương vị ngọt ngào đầy quyến rũ của đường mà không lo sợ gây hại cho sức khỏe.
Bình luận của bạn