- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Người cao tuổi mắc đái tháo đường thường có nguy cơ cao bị suy giảm trí nhớ
7 lời khuyên giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường mùa mưa
Đái tháo đường: 3 vấn đề răng miệng cảnh báo đường huyết tăng cao
Cẩn thận biến chứng bệnh thận ở người mắc đái tháo đường
Gan nhiễm mỡ có làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2?
Tại sao người cao tuổi mắc đái tháo đường hay bị suy giảm trí nhớ?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người bệnh đái tháo đường type 2 có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn. Bệnh Alzheimer là một trong những căn bệnh về não, gây ra các vấn đề về trí nhớ, suy nghĩ và hành vi. Căn bệnh này thường tiến triển dần theo thời gian, không thể bị “đảo ngược” và cuối cùng khiến người bệnh khó có thể thực hiện được các hoạt động đơn giản nhất.
Mất trí nhớ là một trong những đặc điểm chính của bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, vẫn có những khác biệt giữa tình trạng mất trí nhớ do lão hóa và mất trí nhớ do bệnh Alzheimer. Dù vậy, cả 2 tình trạng này đều có khả năng cao xảy ra với người bệnh đái tháo đường type 2.
Các nhà khoa học cho rằng tình trạng tổn thương mạch máu do đái tháo đường có thể là nguyên nhân dẫn tới các vấn đề về nhận thức, sa sút trí tuệ não mạch. Ngoài ra, đường huyết tăng cao cũng có thể gây tổn thương cho hồi hải mã, vùng não liên quan tới khả năng ghi nhớ.
Nhìn chung, lượng đường huyết tăng cao hoặc hạ quá thấp đều có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe não bộ. Do đó, người bệnh đái tháo đường cao tuổi nên cố gắng duy trì đường huyết ổn định để cải thiện trí nhớ, ngăn ngừa suy giảm nhận thức.
Cách cải thiện trí nhớ cho người cao tuổi mắc đái tháo đường
Kiểm soát đường huyết
Như đã đề cập ở trên, người cao tuổi có chỉ số HbA1C cao hơn sẽ có nguy cơ bị suy giảm trí nhớ nhiều hơn. Do đó, bạn nên cố gắng kiểm soát đường huyết trong mức ổn định, vừa để phòng ngừa các biến chứng đái tháo đường, vừa để giữ chức năng não bộ tốt khi về già.
Bạn có thể trao đổi với bác sỹ để thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn, duy trì lối sống năng động, thay đổi thuốc điều trị đái tháo đường… để kiểm soát đường huyết.
Kiểm soát đường huyết trong mức ổn định sẽ giúp cải thiện trí nhớ khi về già
Không ngừng học hỏi
Đừng nghĩ rằng bạn có thể ngừng học hỏi sau khi rời ghế nhà trường. Trên thực tế, duy trì học hỏi những điều mới lạ (có thể là học các kỹ năng, sở thích, ngôn ngữ mới…) có thể duy trì hoạt động của tế bào não.
Luôn lặp lại những điều mình cần ghi nhớ
Nhiều người bệnh đái tháo đường cao tuổi cảm thấy lo lắng khi không thể nhớ nổi tên của ai đó, hoặc bạn liên tục quên những gì mình cần mua khi đi mua sắm… Hãy thử lặp lại những điều mình cần ghi nhớ, hoặc viết chúng ra giấy. Thói quen này cũng có thể giúp cải thiện trí nhớ.
Duy trì các mối quan hệ
Ít tiếp xúc với người thân, bạn bè có thể khiến người bệnh đái tháo đường dễ bị trầm cảm, cô đơn, từ đó ảnh hưởng nhiều tới khả năng ghi nhớ. Do đó, bạn nên chủ động giao lưu với mọi người xung quanh bất cứ khi nào có thể.
Duy trì lối sống có tổ chức
Nhiều người cao tuổi, đặc biệt là những người bệnh đái tháo đường lớn tuổi thường xuyên quên mất mình để chìa khóa xe, chìa khóa nhà, ví tiền… ở đâu. Tốt hơn hết, bạn nên duy trì lối sống có tổ chức hơn, ví dụ như dùng ứng dụng điện thoại để ghi nhớ các cuộc hẹn; Luôn đặt chìa khóa, ví, kính… tại một nơi cố định. Những thói quen này sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ tốt hơn.
Ngủ đủ giấc
Khi ngủ, bạn có thể củng cố lại các kỹ năng mới học được trong ngày, củng cố trí nhớ bằng cách tăng cường kết nối, trao đổi thông tin giữa các tế bào não. Do đó, người bệnh đái tháo đường nên chú ý cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách giảm căng thẳng, tập thể dục đều đặn hơn…
Chuyển sang chế độ ăn Địa Trung Hải
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ăn nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa đều có thể ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng ghi nhớ, suy nghĩ của bạn. Chưa kể, nhiều nhà khoa học cũng cho rằng chế độ ăn Địa Trung Hải có liên quan tới việc giảm nguy cơ sa sút trí tuệ, suy giảm nhận thức ở người cao tuổi.
Để chuyển sang chế độ ăn Địa Trung Hải, người bệnh đái tháo đường cần ăn nhiều rau củ, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, cá, các loại hạt và dầu olive.
Đi bộ
Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết, huyết áp, mỡ máu tốt hơn. Thêm vào đó, các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ cũng có thể góp phần ngăn ngừa chứng mất trí nhớ cho người cao tuổi mắc đái tháo đường.
Bỏ thuốc lá
Những người có thói quen hút thuốc lá cũng có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn hẳn người bình thường.
Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị từ thảo dược
Nhiều nghiên cứu cho thấy, các loại thảo dược: Câu kỷ từ, nhàu, hoài sơn, mạch môn có tác dụng hỗ trợ đặc biệt hiệu quả trong việc vừa ổn định chỉ số đường huyết, vừa bảo vệ tính toàn vẹn của mạch máu và tế bào thần kinh, do đó giúp giảm nguy cơ suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi bị đái tháo đường.
Vi Bùi H+ (Theo Diabetesselfmanagement)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường - giải pháp chuyên biệt giúp phòng và cải thiện biến chứng đái tháo đường
Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với chất chống oxy hóa Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm hỗ trợ hiệu quả, giúp:
- Phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường.
- Giảm và ổn định đường huyết.
- Giảm cholesterol máu.
Sản phẩm thích hợp cho người bệnh đái tháo đường type 1, type 2, người có nguy cơ mắc đái tháo đường cao (tiền sử gia đình có người mắc bệnh, rối loạn mỡ máu).
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn