Bạn có biết cách nhận biết các thực phẩm đã bị ôi thiu?
Thực phẩm giàu probiotics có thể giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả
9 nguồn protein thực vật hoàn chỉnh cho người ăn chay
Người bị thoái hóa khớp hãy tránh xa những thực phẩm này
5 thực phẩm lành mạnh có thể bạn vẫn ăn sai cách bấy lâu nay
Cách nhận biết thực phẩm bị hỏng
Bạn có thể nhận biết thực phẩm bị hỏng bằng cách ngửi mùi và quan sát các dấu hiệu nên hãy chú ý tới sự thay đổi kết cấu hoặc màu sắc của đồ ăn. Các món ăn thừa có thể xuất hiện nấm mốc với nhiều màu sắc khác nhau nếu để lâu (ví dụ như trắng, xanh lá cây, đỏ cam, hồng hoặc đen). Nếu thấy thực phẩm đã bắt đầu xuất hiện nấm mốc, đừng ngửi vì chúng có thể gây ra các vấn đề về hô hấp.
Nếu thức ăn thừa có mùi ôi thiu hoặc đổi màu, bạn nên loại bỏ chúng ngay lập tức. Đặc biệt, bạn cũng không nên ăn các loại thịt chế biến sẵn đã bắt đầu hình thành lớp màng nhầy bên ngoài bề mặt.
Trong một số trường hợp, thức ăn thừa có thể bị hỏng trước khi xuất hiện các dấu hiệu nhận biết như mùi hương, màu sắc… Do đó, nếu thấy thực phẩm không còn hương vị gì khi ăn, bạn cũng nên loại bỏ lập tức.
Rủi ro khi ăn phải các thực phẩm đã bị hỏng
Những nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm thường là do bạn ăn thực phẩm không được bảo quản tốt, không đạt chất lượng hay một số loại chưa được nấu chín đúng theo yêu cầu.
Bạn nên cẩn thận với các loại vi khuẩn, mầm bệnh có thể gây ngộ độc thực phẩm
Có thể do nhiều loại vi khuẩn, mầm bệnh có sẵn trong thực phẩm có thể gây ngộ độc bao gồm:
- Listeria monocytogenes: Có trong thịt chế biến sẵn, trứng chưa nấu chín, rau củ và trái cây không được rửa sạch, hải sản xông khói.
- Ciguatoxin: Có nhiều trong cá mú và cá hồng.
- Bacillus cereus: Cơm, các loại đậu, khoai tây, mì Ý, thịt, rau và cá.
- Staphylococcus aureus: Thịt chế biến sẵn, salad, nhân bánh ngọt, bánh pudding, bánh mì.
- Salmonella: Trứng, trái cây, rau củ, các loại bơ từ hạt, thịt gia súc và gia cầm.
- Escherichia coli: Thịt tái, rau củ và trái cây không được rửa sạch, sữa chưa qua tiệt trùng.
Bên cạnh đó, các loại thức ăn thừa sẽ có nguy cơ nhiễm mầm bệnh cao hơn do các vi khuẩn, bào tử nấm mốc trôi nổi tự do trong không khí rơi vào thức ăn sản sinh ra độc tố mycotoxin gây buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy…
Những đối tượng cần đặc biệt cẩn thận với ngộ độc thực phẩm
Phụ nữ đang mang thai nên đặc biệt cẩn thận trong quá trình nấu nướng, bảo quản và hâm nóng lại thức ăn. Nguyên nhân là bởi họ dễ bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Listeria gây ra. Vi khuẩn này có tác động khá tiêu cực tới sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, người cao tuổi (trên 65 tuổi) và những người bị suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, người bệnh đa xơ cứng, bệnh Crohn, ung thư) cũng nên cẩn thận ở khâu chuẩn bị và bảo quản thức ăn thừa.
Một vài mẹo bảo quản thực phẩm giúp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Các vi khuẩn gây bệnh có thể phát triển mạnh trong khoảng nhiệt độ từ 4 - 60oC. Do đó, bạn nên tránh bảo quản thực phẩm trong khoảng nhiệt độ nguy hiểm này. Tốt hơn hết, các loại thức ăn thừa nên được bảo quản lạnh trong vòng 1 - 2 giờ sau khi ăn (làm lạnh sớm trong vòng 1 giờ nếu nhiệt độ phòng từ 32oC trở lên).
Khi bảo quản thực phẩm còn nóng/ấm, bạn nên giữ chúng trong các hộp nhỏ, nông và kín để thực phẩm được làm lạnh nhanh và đều hơn. Bạn cũng nên ghi nhớ thời gian bắt đầu bảo quản thực phẩm, tránh để quá lâu trong tủ lạnh.
Thứ tự bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh cũng rất quan trọng. Theo đó, các loại rau củ, trái cây tươi, có thể ăn ngay nên được để tại các ngăn trên cùng. Trong khi đó, các loại thịt chưa qua chế biến nên được đặt tại ngăn dưới cùng ngăn không cho thịt nhỏ nước lên các thực phẩm khác.
Khi hâm nóng lại thức ăn thừa, bạn nên chú ý hâm nóng chúng ít nhất tới 74oC để đảm bảo an toàn. Các loại nước sốt, nước thịt nên được hâm nóng lại tới khi sôi.
Bình luận của bạn