Kali là một trong những khoáng chất quan trọng nhất và có mặt ở mỗi tế bào trong cơ thể con người
Chuột rút: Khi mức kali trong cơ thể giảm xuống, các chức năng cơ bắp bị suy yếu dẫn đến tình trạng chuột rút, co giật. Tình trạng này kéo dài sẽ làm suy yếu chức năng của cơ bắp, nguy hiểm hơn, nó còn có thể làm rò rỉ các thành phần tế bào của cơ bắp trong máu, gây nên tình trạng tiêu cơ vân. Bạn sẽ có cảm giác cơ yếu, cứng đờ, đau và nhức toàn cơ bắp.
Rối loạn nhịp tim: Các chức năng của cơ tim được điều khiển bởi một hệ thống dẫn đặc biệt, tình trạng thiếu kali sẽ gây cản trở tới các cơn co thắt tim và gây nên tình trạng rối loạn nhịp tim.
Các vấn đề tiêu hóa: Ít ai biết rằng, táo bón và đầy hơi có thể là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu hụt kali. Thiếu kali gây ra các vấn đề ở cơ đường ruột, ảnh hưởng đến dạ dày.
Hoa mắt, chóng mặt: Tình trạng này xảy ra do sự cân bằng nước và điện giải bị xáo trộn khi cơ thể bị thiếu hụt kali. Thiếu kali có thể làm chức năng thận bị suy yếu, làm mất khả năng cô đặc nước tiểu. Kết quả là một lượng lớn nước tiểu bị mất khỏi cơ thể và dẫn đến hạ huyết áp, bạn có thể sẽ cảm thấy hoa mắt và chóng mặt, thậm chí ngất xỉu.
Đi tiểu thường xuyên: Khi thận không duy trì được khả năng cân bằng nước và điện giải do thiếu kali sẽ dẫn đến tình trạng mất nước. Đi tiểu thường xuyên là có thể là dấu hiệu cảnh báo cụ thể nhất bạn đang bị hạ kali máu.
Rụng tóc: Thiếu kali cũng gây tích tụ quá nhiều natri xung quanh các nang tóc, ngăn ngừa sự hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho sự tăng trưởng tóc, từ đó dẫn đến tình trạng rụng tóc.