Những điều bạn nên biết về chất chống oxy hóa!

Chất chống oxy hóa có nhiều trong các thực phẩm có nguồn gốc thực vật

Những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa trẻ nên ăn ngay

5 lợi ích của chất chống oxy hóa với cơ thể

Những thực phẩm nào chứa chất chống oxy hóa mạnh nhất?

6 cách bổ sung chất chống oxy hóa cho ly cà phê

Cơ thể chúng ta được tạo thành từ hàng triệu tế bào. Tuy nhiên, những tế bào này phải đối mặt với các mối đe dọa từ nhiều yếu tố khác nhau như căng thẳng hoặc môi trường bên ngoài. Những yếu tố này kích hoạt sự hình thành của các gốc tự do trong cơ thể và chúng có thể làm hỏng các tế bào, DNA và cản trở quá trình trao đổi chất.

Các nhà khoa học tin rằng, các gốc tự do có thể góp phần vào quá trình lão hóa của cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, chất chống oxy hóa là một loại hóa chất giúp ngăn chặn hoặc hạn chế những tác hại do các gốc tự do gây ra. Cơ thể chúng ta sử dụng chất chống oxy hóa để cân bằng các gốc tự do, từ đó giảm tác hại cho các tế bào. Chất chống oxy hóa cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.

Cơ thể chúng ta cũng tạo ra các chất chống oxy hóa nhưng nguồn chính vẫn là từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật mà chúng ta nạp vào cơ thể mỗi ngày. 

Nguồn chất chống oxy hóa chính vẫn là từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật

Vậy, có những loại chất chống oxy hóa nào và ăn gì để bổ sung những chất chống oxy hóa này? Dưới đây là các loại chất chống oxy hóa phổ biến mà bạn cần biết rõ:

- Vitamin A: Có nhiều trong sữa, bơ, trứng, gan động vật.

- Vitamin C: Có nhiều trong các loại trái cây như cam, kiwi, dưa đỏ, đu đủ... và các loại rau củ như bông cải xanh, ớt chuông, cà chua, cải xoăn.

- Vitamin E: Có nhiều trong hạnh nhân, hạt hướng dương, quả phỉ, đậu phộng, rau bina, cải xoăn, đậu nành, ngô, dầu hạt cải.

- Beta-carotene: Có nhiều trong quả đào, đu đủ, xoài, dưa đỏ... và các loại rau củ như đậu, bí, cà rốt, bông cải xanh, khoai lang.

- Lycopene: Có nhiều trong các loại trái cây và rau củ có màu hồng hoặc màu đỏ như bưởi, dưa hấu, mơ, cà chua, cà rốt, củ dền.

- Lutein: Có nhiều trong các loại rau lá xanh như rau bina, cải búp, cải xoăn, bông cải xanh, đậu Hà Lan.

- Selenium: Có nhiều trong bánh mì, ngũ cốc, ngô, lúa mì, gạo.... và các sản phẩm từ động vật như trứng, thịt bò, cá, gà.

Mỗi chất chống oxy hóa mang đến những lợi ích sức khỏe khác nhau. Tuy nhiên, nếu bổ sung quá nhiều chất chống oxy hóa vào cơ thể lại có thể gây hại cho sức khỏe. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến ​​bác sỹ, chuyên gia trước khi có ý định bổ sung chất chống oxy hóa.

Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng