Tiêu thụ giấm táo có thể giúp hỗ trợ giảm cân, ổn định đường huyết…
8 loại trái cây giúp làm giảm táo bón hiệu quả
7 điều cần lưu ý khi sử dụng giấm táo
7 cách uống giấm táo biến người không bệnh thành có bệnh
6 loại nước ép giúp làm giảm táo bón hiệu quả
Bạn nên xác định mục đích sử dụng để biết mình có thể tiêu thụ bao nhiêu giấm táo mỗi ngày:
Để quản lý đường huyết
Giấm táo là biện pháp tự nhiên giúp kiểm soát đường huyết cho những người bị kháng insulin, người có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng, uống giấm táo trước khi ăn các thực phẩm giàu carbohydrate có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp ngăn không cho đường huyết tăng cao quá nhanh.
Dùng giấm táo có thể giúp kiểm soát đường huyết
Uống giấm táo trước bữa ăn cũng giúp tăng độ nhạy insulin, giúp các tế bào có thể sử dụng glucose trong máu để chuyển hóa thành năng lượng. Điều thú vị là bạn chỉ cần pha 4 thìa cà phê (khoảng 20ml) giấm táo với khoảng 80 - 100ml nước, uống trước bữa ăn để kiểm soát đường huyết tốt hơn.
Để kiểm soát hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Hội chứng buồng trứng đa nang là tình trạng rối loạn hormone khiến phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt thất thường, có nồng độ hormone androgen cao, u nang buồng trứng… Một nghiên cứu năm 2013 đã chỉ ra rằng, uống 1 thìa canh (khoảng 15ml) giấm táo pha với 100ml nước sau khi ăn tối có thể giúp cân bằng hormone và điều hòa kinh nguyệt.
Để hỗ trợ giảm cân
Uống giấm táo có thể giúp bạn cảm thấy no, từ đó ăn ít hơn so với bình thường. Một nghiên cứu năm 2009 đã chỉ ra rằng, tiêu thụ 1 - 2 thìa canh (15 - 30ml) giấm táo hàng ngày có thể giúp người trưởng thành giảm trung bình từ 1,2 - 1,7kg trong vòng 3 tháng.
Bạn có thể pha giấm táo với 1 cốc nước để uống trước bữa ăn, hoặc dùng giấm táo để trộn salad, kết hợp cùng chế độ ăn kiêng và thay đổi lối sống lành mạnh để hỗ trợ giảm cân.
Để cải thiện tiêu hóa
Nhiều người tin rằng uông giấm táo pha loãng trước các bữa ăn giàu protein có thể giúp cải thiện tiêu hóa. Nguyên nhân là do giấm táo giúp làm tăng nồng độ acid trong dạ dày, kích thích cơ thể sản sinh nhiều pepsin - một loại enzyme giúp phá vỡ protein trong các món ăn.
Để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, bạn có thể pha 1 - 2 thìa canh (15 - 30ml) giấm táo với 1 cốc nước và uống trước bữa ăn.
Để tăng cường sức khỏe nói chung
Một vài nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng, sử dụng giấm táo có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, giúp phòng ngừa ung thư và ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn, giúp chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng vẫn cần tiến hành các nghiên cứu trên người để xác định liều lượng giấm táo cụ thể. Trước đó, bạn vẫn có thể dùng giấm táo trong các món salad, dùng để pha nước chấm… trong bữa ăn hàng ngày.
Một vài lưu ý khi dùng giấm táo
- Tính acid của giấm táo có thể gây tổn thương men răng nếu sử dụng lâu dài, thường xuyên. Tốt hơn hết, bạn nên uống giấm táo pha loãng bằng ống hút, súc miệng lại với nước lọc sau khi uống để bảo vệ men răng.
- Không tiêu thụ quá 237ml giấm táo/ngày. Uống quá nhiều giấm táo có thể gây hạ kali máu, loãng xương…
- Nếu bạn gặp một vài tác dụng phụ như buồn nôn, ợ hơi hoặc trào ngược, hãy ngừng tiêu thụ giấm táo ngay lập tức.
Bình luận của bạn