Mập mờ chất lượng sữa nguyên hộp!
Tiêu chảy do uống sữa chua bị mốc
Royal Ausnz chào sân thị trường sữa Việt
Hơn 73.000 trẻ mầm non được uống “Sữa học đường”
Kinh ngạc con người có khả năng phục hồi xương sườn
Theo TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, Trưởng phòng Dinh dưỡng cộng đồng, Trung tâm Dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh, uống sữa đúng cách bao gồm việc lựa chọn sữa phù hợp với lứa tuổi, lượng sữa mỗi lần uống, thời gian uống và tình trạng sức khỏe của mỗi người.
- Chọn sữa phù hợp với lứa tuổi
Khác với trẻ em hoặc lứa tuổi thanh thiếu niên, người cao tuổi không nên uống sữa dạng nguyên kem, bởi chất béo trong sữa là chất béo no nguồn gốc động vật có chứa nhiều cholesterol không phù hợp với người già. Tuy nhiên, những người gầy, không mắc các bệnh mạn tính (đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu) hay chế độ ăn ít thịt lợn, thịt bò, dầu mỡ (chứa nhiều cholesterol) thì uống loại sữa nguyên kem cũng được.
Người cao tuổi nên chọn loại sữa phù hợp với độ tuổi
Cơ thể người già thường khó hấp thụ calci từ thực phẩm hàng ngày nên loại sữa bổ sung calci, ít béo là phù hợp hơn cả.
- Chọn sữa phù hợp với tình trạng sức khỏe
Với các bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh tim mạch hay thừa cân, béo phì… việc uống sữa không khoa học có thể khiến tình trạng bệnh ngày càng tồi tệ hơn. Với người mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch nên chọn loại sữa không béo, không đường, và phải cân đối với lượng thực phẩm khác để đảm bảo đường huyết ổn định. Người thừa cân, béo phì, nếu uống sữa béo, ngọt có thể khiến cơ thể tăng cân nhanh chóng, làm tăng sức chịu đựng của các khớp xương dẫn đến tình trạng viêm khớp và đau khớp khó khăn cho việc điều trị.
- Thời gian uống sữa hợp lý
Sữa rất giàu dưỡng chất, nhưng không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu năng lượng cho cơ thể như chất sắt, chất xơ, kẽm và một số vitamin khác. Vì thế, chúng ta chỉ có thể uống sữa vào bữa phụ chứ không nên thay thế cho bữa ăn chính.
- Làm gì khi uống sữa bị đau bụng và tiêu chảy?
Một số người uống sữa bị đau bụng và tiêu chảy, mặc dù đã mua sữa của hãng lớn và đã được pha chế hợp vệ sinh. Lý do thường gặp của sự cố này là vì trong ruột chúng ta ít tiết ra men lactase để tiêu hóa đường lactose có trong sữa. Trong trường hợp này, nên giảm lượng sữa trong mỗi lần uống (dưới 100ml/lần uống) và tăng dần lên khi cơ thể đã thích ứng. Nếu vẫn đau bụng thì nên chuyển sang biện pháp sử dụng sữa dưới dạng sữa chua (yaourt), sử dụng thực phẩm chế biến từ sữa như phô mai, hoặc sữa không chứa lactose. Trong sữa chua, lượng đường lactose đã được biến thành acid lactic, hàm lượng đạm, calci vẫn giữ nguyên nên không gây đau bụng hay tiêu chảy.
Nên chuyển sang sữa chua hoặc phô mai nếu uống sữa bị đau bụng
- Chú ý cân bằng giá trị dinh dưỡng mỗi ngày
Chất đạm có trong sữa là chất đạm có giá trị sinh học cao, có tất cả các acid amin thiết yếu mà cơ thể con người không thể hấp thụ được. Cụ thể, 1 lít sữa = 200g thịt = 200g cá = 4 quả trứng = 36 – 40g đạm. Trung bình, nếu cân nặng của người cao tuổi là 50 kg thì cần khoảng 50g đạm. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày uống 2 ly sữa (500ml) là đáp ứng gần đủ các acid amin thiết yếu và 73% nhu cầu về calci và phospho.
Bình luận của bạn