Gạo là một loại “ngũ cốc” đa năng được tiêu thụ bởi mọi người trên thế giới.
Vì sao gạo lứt giúp giảm cân?
Gạo nào tốt cho người bệnh đái tháo đường?
Mách bạn cách làm đẹp da bằng nước vo gạo
Uống nước gạo lứt rang thay nước lọc có tốt cho bệnh đái tháo đường?
1. Gạo trắng
Đây là loại gạo phổ biến nhất trong tất cả các loại gạo. Chúng có mặt ở nhiều nơi, là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa cơm của nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Loại gạo này có giá cả phải chăng và có thể kết hợp với nhiều món ăn.
Gạo trắng giàu sắt, thiamin (vitamin B1), niacin (vitamin B3) và acid folic. Nó đã được xay để loại bỏ lớp vỏ bên ngoài, lớp cám và mầm của nhân. Việc này kéo dài thời gian sử dụng gạo nhưng các chất dinh dưỡng và chất thực vật có lợi cho sức khỏe đã bị mất đi khá nhiều trong quá trình chế biến. Gạo trắng chứa khoảng 160 calo trên ¼ cốc gạo khô.
2. Gạo nâu (gạo lứt)
Gạo lứt là một trong những loại ngũ cốc nguyên hạt được sử dụng nhiều nhất, cùng với một số “anh em họ” của nó như yến mạch, lúa mì nguyên cám và hạt quinoa. Khác với gạo trắng, gạo lứt vẫn giữ được lớp cám và mầm. Vì vậy, gạo lứt có giá trị dinh dưỡng tốt hơn gạo trắng rất nhiều.
Trong gạo lứt có chứa nhiều chất xơ, protein, chất béo, carbs, niacin (vitamin B3), thiamin (vitamin B1), acid pantothenic (vitamin B5), Pyridoxine (vitamin B6), sắt, canxi, folate, mangan, các hợp chất chống oxy hóa,…
3. Gạo đen (gạo cấm)
Gạo đen, còn được gọi là gạo tím, cẩm, hoặc gạo Hoàng đế, phổ biến trong các nền văn hóa phương Đông nhiều năm trước. Gạo đen có màu đen khi chưa nấu, nhưng khi nấu chín, gạo có màu tím hơn.
Loại gạo này đã được nghiên cứu về hàm lượng anthocyanins - một sắc tố flavonoid, có thể liên quan đến việc bảo vệ bệnh tim mạch, ung thư và bệnh thoái hóa thần kinh.
Gạo đen chứa nhiều chất xơ và protein hơn so với gạo lứt, với khoảng 5 gam protein và 3 gam chất xơ cho mỗi khẩu phần ăn khô. Gạo đen được thưởng thức tốt nhất khi đem đi nấu cháo, salad gạo hoặc cơm rang.
Nếu bạn muốn chọn một loại gạo để nấu bữa ăn nhẹ hoặc món tráng miệng của mình, hãy chọn gạo đen như một lựa chọn hàng đầu vì chất xơ, protein ấn tượng và khả năng chống lại bệnh mãn tính có thể có mà loại gạo này đem lại.
4. Gạo đỏ (gạo huyết rồng)
Gạo đỏ là một loại hạt có màu đỏ đậm hoặc màu mật ong với hương vị hơi mặn và thơm và kết cấu dai.
Loại gạo này giúp ức chế tích các tế bào ung thư bạch cầu, ung thư cổ tử cung và dạ dày do hàm lượng proanthocyanidin của nó. Gạo đỏ cũng được ghi nhận là có tác dụng chống đái tháo đường.
Phân tích các loại gạo khác nhau cũng cho thấy gạo đỏ có hàm lượng tocotrienols cao hơn, đây là một dạng vitamin E, có liên quan đến hoạt động bảo vệ thần kinh, chống ung thư và giảm cholesterol.
Gạo đỏ có tác dụng tuyệt vời khi được chế biến thành món ăn vặt, cơm trộn hoặc nấu súp.
Có thể thấy, mỗi loại gạo đều chứa một tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên, các loại gạo nguyên hạt như gạo lứt, gạo đỏ, gạo đen có chứa cám và mầm, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như protein, chất xơ, chất chống oxy hóa, một số vitamin và khoáng chất nhiều hơn so với gạo trắng.
Chính vì vậy, bạn hãy chọn ra loại gạo phù hợp với khẩu vị và chế độ ăn uống của bạn để có một sức khỏe tốt nhất.
Bình luận của bạn