- Chuyên đề:
- Thực phẩm chức năng an toàn
Nước ép rau má là đồ uống giải nhiệt hiệu quả
Bà bầu có nên uống nước rau má?
Mách bạn cách trồng rau mầm đơn giản tại nhà
Tối nay ăn gì: Salad rau mầm củ cải đỏ trộn thịt bò
Rau mầm cỏ linh lăng: Thực phẩm giàu dinh dưỡng
Lợi ích sức khỏe tuyệt vời của rau má
Rau má là giống cây thân thảo phân nhánh nhiều trên mặt đấy và phổ biến khắp nơi ở Việt Nam. Theo Đông y, rau má có vị đắng, cay, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tiêu thũng.
Trong mùa Hè, rau má còn được coi là thực phẩm để làm rau sống, nấu canh hoặc làm nước giải khát. Rau má cũng có thể được sấy khô, tán bột hoặc chế biến thành thực phẩm chức năng để tiện lợi trong quá trình sử dụng. Tinh chất rau má được thêm vào mỹ phẩm nhằm mục đích làm dịu, cung cấp độ ẩm và dưỡng da hiệu quả.
Rau má được sử dụng trong các món gỏi, nộm thanh mát mùa Hè
Về thành phần dinh dưỡng, rau má là nguồn vi chất dồi dào: Calci, sắt, kali, vitamin A, B2 và C. Theo đó, khi sử dụng như thực phẩm, món rau dân dã này có thể đem lại một số lợi ích sức khỏe sau:
- Giải nhiệt: Nước rau má để giải khát, có công dụng trong việc thanh nhiệt, cải thiện nhiệt miệng.
- Cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa: Rau má giúp cải thiện đáng kể tình trạng táo bón, đồng thời đặc tính chống viêm của rau má có lợi với sức khỏe đường ruột.
- Hỗ trợ hệ tuần hoàn: Hợp chất triterpene trong rau má được chứng minh có thể kích thích quá trình sản xuất glycoside, giúp tăng lực co bóp của tim. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy, rau má có thể hỗ trợ kiểm soát mảng xơ vữa ở thành mạch máu. Các thành phần của rau má có thể giúp giảm sưng và lưu thông khí huyết trong cơ thể, đem lại hiệu quả tích cực với người bị suy giãn tĩnh mạch.
Tác dụng phụ khi dùng rau má không đúng cách
Sử dụng thực phẩm chức năng từ rau má ở liều lượng vừa phải, tránh lạm dụng
Rau má được biến tấu thành nhiều thức uống giải khát trong mùa Hè như rau má sữa dừa, rau má đậu xanh, sinh tố rau má. Do đó, không ít người lạm dụng nước rau má với mong muốn thanh nhiệt, giải độc. Tuy nhiên, đây không phải thực phẩm hoàn toàn vô hại.
Theo các chuyên gia, bạn chỉ nên uống 1 cốc rau má (tương đương 40gr rau má tươi) mỗi ngày và không uống liên tục quá 1 tháng. Hãy tạm dừng trong ít nhất nửa tháng trước khi sử dụng lại. Với thực phẩm chức năng từ rau má, một số nhà sản xuất khuyến nghị sử dụng đúng liều lượng và không dùng liên tục quá 14 ngày. Người bị yếu bụng, hệ tiêu hóa yếu nên hạn chế ăn rau má quá thường xuyên.
Ăn, uống rau má có thể làm tăng độ nhạy cảm của làn da và cơ thể trước ánh nắng mặt trời. Vì thế, vào mùa Hè, bạn không nên uống nước rau má trước khi ra ngoài, đồng thời phải che chắn, chống nắng cho làn da kỹ càng. Thời điểm tốt nhất để uống nước rau má là khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn trong nhà.
Rau má có ảnh hưởng tiêu cực đến bà bầu và người có ý định mang thai
Những đối tượng sau cần thận trọng khi sử dụng rau má:
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú: Nước rau má có thể gây co bóp tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai; Đồng thời làm giảm khả năng thụ thai. Để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra như dị ứng, Phụ nữ đang cho con bú cũng nên tránh sử dụng rau má.
- Người mắc các bệnh về gan: Rau má có tính mát, nên nhiều người cho rằng nước rau má giúp giải độc gan hiệu quả. Tuy nhiên, trên y văn thế giới có nhiều trường hợp lạm dụng sản phẩm từ rau má đã dẫn đến nhiễm độc gan. Người mắc bệnh về gan như viêm gan nên tránh sử dụng rau má để hạn chế gây thêm gánh nặng cho gan.
- Người đang sử dụng thuốc điều trị/sắp phẫu thuật: Rau má có tác dụng an thần nhẹ, có thể tương tác với rượu bia, các loại thuốc gây buồn ngủ và chống trầm cảm... Ngoài ra, rau má cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin, thuốc hạ huyết áp và cholesterol. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ điều trị trước khi thêm rau má vào chế độ ăn uống hàng ngày.
Rau má mọc bò sát trên mặt đất, do đó cần được rửa kỹ càng, loại bỏ bụi đất trước khi chế biến, xay ép nước. Nước rau má cần được sử dụng càng sớm càng tốt ngay sau khi ép, hạn chế bảo quản trong tủ lạnh quá lâu.
Bình luận của bạn