Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng nặng nề đến đời sống sinh hoạt hàng ngày
Triệu chứng bất thường cảnh báo chứng ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ thế nào?
Podcast: Dấu hiệu cảnh báo hội chứng nguy hiểm ngưng thở khi ngủ
Ngủ ngáy làm suy giảm chức năng não bộ ở nam giới
Mối liên hệ giữa chứng ngưng thở khi ngủ và bệnh tim mạch
1. Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn
Ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến, nhưng thường không được chẩn đoán. Bệnh này đặc trưng bởi những quãng thời gian ngừng thở kéo dài trong khi ngủ. Nguyên nhân là do đường hô hấp trên bị tắc nghẽn nhiều lần, làm gián đoạn luồng không khí. Người bị ngưng thở khi ngủ có thể ngáy to, thở hổn hển hoặc nghẹt thở trong khi ngủ, nhưng lại không hề hay biết về điều này. Một trong những triệu chứng sớm của ngưng thở khi ngủ là buồn ngủ quá mức vào ban ngày và mệt mỏi. Điều này là do hơi thở bị gián đoạn trong khi ngủ, khiến người bệnh không đạt được giai đoạn ngủ sâu và phục hồi. Về lâu dài, ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tăng huyết áp, suy tim và đột quỵ.
Để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ, việc chẩn đoán bệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Quá trình này cần có sự hỗ trợ từ các chuyên gia về giấc ngủ. Đối với một số người, việc thay đổi lối sống có thể mang lại những hiệu quả tích cực. Ví dụ như giảm cân nếu bạn đang thừa cân, xây dựng một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh hơn, hạn chế tối đa lượng rượu bia tiêu thụ và tập thói quen ngủ nghiêng.
2. Mất ngủ
Mất ngủ mạn tính là tình trạng trằn trọc, khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc kéo dài. Nếu tình trạng này diễn ra ít nhất ba lần một tuần và kéo dài trên ba tháng, có thể bạn đã mắc chứng mất ngủ mãn tính. Mất ngủ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, gây khó khăn cho người bệnh khi chìm vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc thức giấc quá sớm. Tình trạng thiếu ngủ kéo dài sẽ dẫn đến các vấn đề về trí nhớ, tăng huyết áp, bệnh tim và đái tháo đường.
Để cải thiện giấc ngủ, bạn có thể thử một số biện pháp như: tạo không gian ngủ thoải mái, thư giãn trước khi đi ngủ, không sử dụng các thiết bị điện tử trong phòng ngủ và trước giờ đi ngủ. Nếu các biện pháp này không hiệu quả, bạn nên đi khám bác sĩ. Bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp hành vi nhận thức (phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng mất ngủ) hoặc các phương pháp điều trị khác.
3. Chứng ngủ rũ

Ngủ rũ khiến bạn khó có thể tỉnh táo tập trung vào công việc
Ngủ rũ là một chứng rối loạn giấc ngủ, trong đó chu kỳ ngủ-thức của một người bị mất cân bằng. Nó có thể gây ra những giai đoạn mệt mỏi quá mức vào ban ngày (do gián đoạn giấc ngủ vào ban đêm), cũng như những giai đoạn ngủ không tự nguyện trong suốt cả ngày được gọi là "cơn buồn ngủ" kéo dài từ vài giây đến vài phút. Những cơn này có thể cực kỳ nguy hiểm, tùy thuộc vào việc bạn đang làm gì khi ngủ, như lái xe. Nhìn chung, sự kết hợp của yếu tố di truyền, sức khỏe tự miễn dịch và các yếu tố môi trường khiến một số người có nguy cơ mắc chứng ngủ rũ cao hơn.
Điều trị bệnh ngủ rũ thường tập trung vào việc cải thiện sự an toàn, giảm các triệu chứng và điều chỉnh lối sống để nâng cao chất lượng cuộc sống. Thuốc, bổ sung bằng những thay đổi về hành vi, thường có hiệu quả. Một số bệnh nhân lên lịch ngủ trưa ngắn, tránh rượu và thuốc an thần, và đảm bảo rằng họ tập thể dục vào ban ngày để giúp họ dễ ngủ vào ban đêm.
4. Hoảng sợ ban đêm (gặp ác mộng)
Hội chứng hoảng sợ ban đêm là một chứng rối loạn giấc ngủ phổ biến ở trẻ em, gây ra những cơn hoảng sợ dữ dội khiến trẻ gần như không thể xoa dịu. Các cơn sợ hãi ban đêm thường xảy ra sau 2 đến 3 giờ sau khi trẻ bắt đầu ngủ và có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút. Theo ước tính, hội chứng sợ hãi ban đêm ảnh hưởng đến gần 30% trẻ em và tỷ lệ này thấp hơn nhiều ở người lớn. Hầu hết trẻ em đều vượt qua chứng sợ hãi ban đêm khi đến tuổi thiếu niên.
Khi thấy trẻ bị hoảng loạn giống như vừa gặp ác mộng, không nên đánh thức bé dậy luôn vì điều này có thể khiến chúng bị mất phương hướng. Thay vào đó, hãy giữ bình tĩnh, ở bên cạnh trẻ và đảm bảo rằng chúng không tự làm hại mình. Để giúp ngăn chặn các cơn ác mộng ban đêm, hãy cố gắng giảm căng thẳng trong môi trường của trẻ, tránh cho trẻ thức quá khuya và thiết lập thói quen đi ngủ nhẹ nhàng và thư giãn.
5. Hội chứng chân không yên
Hội chứng chân không yên (Willis Ekborn) là một tình trạng gây ra cảm giác khó chịu ở chân, khiến bạn không thể cưỡng lại được việc phải đứng dậy và di chuyển. Điều này gây khó khăn trong việc nghỉ ngơi và thư giãn, đặc biệt là khi bạn muốn đi ngủ. Các triệu chứng thường gặp bao gồm cảm giác ngứa, châm chích, ở chân, khiến người bệnh luôn muốn cử động chân để giảm bớt sự khó chịu. Tình trạng này cũng có thể xuất hiện tạm thời trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng cuối thai kỳ. Tuy nhiên, các triệu chứng thường sẽ giảm dần sau khi sinh.
Để điều trị hội chứng chân không yên, nên cắt giảm caffeine, rượu và thuốc lá. Bên cạnh đó, rằng đi bộ nhẹ nhàng trước khi đi ngủ có thể giúp giảm bớt cảm giác thôi thúc di chuyển khi bạn đã sẵn sàng ngủ. Tập thể dục đều đặn vào ban ngày, xoa bóp và liệu pháp nén cũng có thể mang lại hiệu quả tích cực.
6. Tê liệt khi ngủ (bóng đè)

Bóng đè khiến bạn cảm giác như đã tỉnh giấc, nhưng không thể mở mắt hay thực hiện bất kì chuyển động nào.
Bóng đè là cảm giác như bị đánh thức đột ngột khỏi giấc ngủ nhưng lại hoàn toàn bất động. Đây là một trải nghiệm đáng sợ, đặc biệt khi nó thường đi kèm với ảo giác, ác mộng, hoặc cảm giác ngực bị đè nặng. Thậm chí, một số người còn cho biết họ nhìn thấy những sinh vật siêu nhiên hoặc những kẻ lạ mặt trong phòng ngủ của mình. Hiện tượng này cũng được coi là một dạng rối loạn giấc ngủ. Các nhà nghiên cứu tin rằng đây có thể là một trạng thái ý thức hỗn hợp, trong đó một người vừa tỉnh táo vừa đang trong giai đoạn chuyển động mắt nhanh (REM) của giấc ngủ. Điều này có thể giải thích tại sao người ta mất kiểm soát cơ thể và có những hình ảnh ảo giác ngay cả khi họ cảm thấy mình đã tỉnh táo.
Nếu bạn mắc các chứng rối loạn giấc ngủ khác như ngủ rũ hoặc ngưng thở khi ngủ, việc điều trị các vấn đề này cũng có thể giúp giảm chứng tê liệt khi ngủ. Ngoài ra, cần duy trì một lối sống lành mạnh. Hãy tạo thói quen đi ngủ đúng giờ, tập thể dục đều đặn, và đảm bảo không gian phòng ngủ yên tĩnh, ánh sáng phù hợp để có một giấc ngủ ngon, sâu.
7. Mộng du
Mộng du cũng là một trong những rối loạn giấc ngủ phổ biến. Người mắc chứng mộng du thường thức dậy và đi lại trong khi đang ngủ sâu. Điều này có thể gây nguy hiểm cho họ và những người xung quanh, đặc biệt là khi họ cố gắng đi xuống cầu thang, sử dụng vật sắc nhọn hoặc nguy hiểm, trở nên hung dữ, rời khỏi nhà, hoặc thậm chí cố gắng lái xe hay vận hành máy móc.
Chứng mộng du thường gặp ở trẻ em hơn là người lớn. Nguy cơ mắc chứng này cũng tăng lên nếu có tiền sử gia đình mắc bệnh, hoặc nếu người đó bị thiếu ngủ, căng thẳng, hoặc dễ bị thức giấc vào ban đêm. Để giảm rủi ro cho người mộng du, việc đảm bảo an toàn cho phòng ngủ là rất quan trọng. Nên đóng cửa sổ và cửa ra vào, đặt cổng chắn ở cầu thang hoặc lắp đặt cảm biến chuyển động, chuông báo động để cảnh báo nếu có người ra khỏi giường.
Bình luận của bạn