Người bị suy tim cần lưu ý gì khi tập thể dục?

Người bị suy tim nên áp dụng chế độ tập thể dục phù hợp với tình trạng tim mạch

Mùi nước tiểu có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh suy thận

Chuyên gia tư vấn: Ý nghĩa của chỉ số EF trong chẩn đoán suy tim

Người bệnh suy tim phải làm gì để giảm chán ăn, buồn nôn?

Chuyên gia tư vấn: Những câu hỏi thường gặp trong điều trị suy tim

Bị tăng gánh thất trái, đau ngực, mệt mỏi cần làm gì?

Suy tim gây ra triệu chứng khó thở, mệt mỏi, khiến người bệnh gặp khó khăn trong các hoạt động thể chất. Tuy nhiên, theo hướng dẫn điều trị suy tim mới nhất của Hội Tim mạch học và Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, tập thể dục đều đặn giúp nâng cao sức khỏe Tim mạch, giảm nguy cơ nhập viện.

Theo bác sĩ Christopher Tanayan – chuyên gia về tim mạch thể thao tại Bệnh viện Northwell Lenox Hill (Mỹ), hoạt động thể chất giúp cải thiện nhiều chức năng của cơ thể. Tập thể dục thể thao giúp tim, phổi, mạch máu và cơ bắp phối hợp hiệu quả hơn. Để có nhiều năng lượng hơn, người bệnh suy tim cần giữ dòng máu giàu oxy lưu thông tới toàn cơ thể. Đây cũng là lợi ích to lớn khi tập thể dục.

Dưới đây là một vài lưu ý giúp người bệnh suy tim tập thể dục hiệu quả và an toàn:

Tham khảo ý kiến bác sĩ

Trong quá trình điều trị suy tim, việc đầu tiên và cũng rất quan trọng là người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về chế độ tập luyện phù hợp và an toàn. Bác sĩ có thể chỉ định chương trình phục hồi chức năng tim mạch toàn diện cho người bệnh suy tim mạn ổn định.

Mức độ tập luyện phụ thuộc rất nhiều vào thể trạng, giai đoạn suy tim của từng người bệnh. Người có những bệnh lý đi kèm như đái tháo đường, có nguy cơ té ngã, từng bị đột quỵ… cần những bài tập thiết kế đặc biệt hơn.

Bắt đầu với cường độ nhẹ

Các bài giãn cơ, nâng tạ tại chỗ cũng có ích với sức khỏe người bệnh suy tim

Các bài giãn cơ, nâng tạ tại chỗ cũng có ích với sức khỏe người bệnh suy tim

Người bệnh suy tim nên bắt đầu tập thể dục 10 phút, một lần mỗi ngày. Hình thức phù hợp là các bài tập cardio nhẹ nhàng, ít tác động lên cơ thể như đi bộ, giãn cơ. Sau đó, tùy thuộc vào tư vấn của bác sĩ, bạn có thể tăng dần tần suất và thời lượng bài tập lên 2 lần, 3 lần/ngày là có thể đáp ứng khuyến nghị vận động 30 phút/ngày.

Chọn bài tập tác động tới toàn bộ cơ thể

Theo BS. Tanayan, khi lên kế hoạch tập luyện cho bệnh nhân suy tim, bác sĩ còn chú ý tới sức khỏe xương khớp, cơ hiện tại. Người bị suy tim kèm đau khớp gối nên chọn bài tập ít tác động như bơi lội. Bệnh nhân không thể đứng lâu có thể tập với dụng cụ gắn vào giường, hoặc nằm nâng tạ…

Rèn luyện sự dẻo dai của cơ thể

Theo PGS.BS Megan Kamath – chuyên gia về suy tim tại Trường Y David Geffen, Đại học California Los Angeles (Mỹ), ngoài các bài tập aerobic làm tăng nhịp tim, người bệnh suy tim cũng cần các bài tập giãn cơ và nâng tạ vừa phải. Hình thức này giúp cơ thể dẻo dai, linh hoạt, củng cố sức khỏe khớp và giảm nguy cơ chấn thương.

Tự khích lệ bản thân

Người bị suy tim có thể bắt đầu với việc đi bộ quanh nhà cùng người thân, bạn bè

Người bị suy tim có thể bắt đầu với việc đi bộ quanh nhà cùng người thân, bạn bè

Người bệnh suy tim nên đặt ra mục tiêu luyện tập thực tế và có thể duy trì lâu dài. Ví dụ, khi mới bắt đầu, bạn chỉ cần rời khỏi sofa và đi lại quanh nhà. Đạt được những kết quả nhỏ giúp bạn có động lực và năng lượng tích cực hơn để tập thể dục.

Biến việc tập thể dục thành thói quen

Người bệnh có thể đặt ra các khung giờ cố định trên lịch, thời gian biểu cho việc tập thể dục hàng ngày. Đơn giản như đi bộ với bạn bè, chơi với con cháu cũng giúp người bệnh có động lực hoàn thành buổi tập, tránh bỏ cuộc giữa chừng.

Không tập luyện quá sức

Dù có nhiều lợi ích, bản chất của việc tập thể dục vẫn gây ra sức ép với trái tim và cơ bắp. Vì vậy, người bệnh suy tim cần tránh tập luyện quá vất vả hoặc quá thường xuyên. Dấu hiệu bạn nên ngừng buổi tập và gọi ngay cho bác sĩ gồm: Thở gấp và hụt hơi, nhịp tim tăng nhanh liên tục trong 15 phút, đau ngực, chóng mặt…

 
Quỳnh Trang (Theo Health Central)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch