Tập thể dục thế nào để kiểm soát mỡ máu?

Tập thể dục có thể tăng "cholesterol tốt", kiểm soát chỉ số "cholesterol xấu" LDL

Người bệnh mỡ máu cao có phải kiêng trứng hoàn toàn?

Tình cờ phát hiện đái tháo đường qua khám nam khoa

Hoạt động thể chất điều độ - "chìa khóa" giúp kéo dài tuổi thọ

Cách duy trì cân nặng khỏe mạnh khi về già

Tập thể dục tác động tới chỉ số cholesterol ra sao?

Mỡ máu cao là tình trạng rối loạn chuyển hóa các chất béo trong máu, tăng cholesterol có hại (LDL-cholesterol) cho cơ thể và giảm lượng cholesterol có lợi (HDL-cholesterol) của cơ thể. Khi LDL-cholesterol tăng cao kéo theo nguy cơ xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ.

Để giảm LDL-cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch nói chung, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh hạn chế thức ăn chứa nhiều chất béo bão hòa, kiêng thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa (trans fat) và bổ sung nhiều omega-3, chất xơ hòa tan.

PGS.BS Natalie Allen – Đại học bang Missouri (Mỹ) nhận định chiến lược giảm cholesterol còn cần bạn tích cực vận động. Ông nhấn mạnh: “Chỉ số mỡ máu thay đổi đáng kể khi kết hợp chế độ ăn lành mạnh với tập thể dục”.

Ngoài ra tập thể dục thể thao đều đặn giúp tăng nồng độ HDL-cholesterol. Đây được coi là “cholesterol tốt”, giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Người bệnh mỡ máu nên tập thể dục thế nào?

Người bị mỡ máu nên lựa chọn các bài tập cardio và thể lực phù hợp, có thể duy trì thực hiện đều đặn

Người bị mỡ máu nên lựa chọn các bài tập cardio và thể lực phù hợp, có thể duy trì thực hiện đều đặn

Chạy bộ và đi bộ nhanh là 2 hình thức tập thể dục có tác dụng hạ cholesterol được nghiên cứu nhiều nhất. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không chỉ bài tập cardio mà các hình thức tập tạ, tập thể lực (chống đẩy, squat) cũng giúp cải thiện chỉ số mỡ máu đáng kể.

Nhìn chung, hình thức tập luyện tốt nhất là bài tập bạn có thể duy trì tập đều đặn, lâu dài. Trong đó, nếu giảm cholesterol là mục đích tiên quyết, bạn nên chọn các bài tập làm tăng nhịp tim, nhịp thở cường độ trung bình trở lên như: Đi bộ, chạy bộ, đi bộ đường dài, đạp xe, bơi, khiêu vũ và các giải đấu thể thao. Hình thức này giúp tăng chuyển hóa mỡ, nhờ đó giảm chỉ số LDL-cholesterol.

Người bệnh mỡ máu cao cũng cần kiên nhẫn bởi tác dụng hạ mỡ máu không xảy ra ngay lập tức sau khi tập. BS. Allen cho hay, sau 3-6 tháng kết hợp chế độ ăn lành mạnh và tập luyện đều đặn, bạn mới có thể nhận ra thay đổi tích cực.

Để ổn định mỡ máu và LDL-cholesterol nhanh hơn, bạn cần trao đổi với bác sĩ điều trị để dùng thuốc phù hợp. Bên cạnh đó, cần duy trì chiến lược luyện tập lâu dài để có trái tim khỏe mạnh, giảm hiện tượng viêm – nguy cơ gây ra nhiều biến cố tim mạch.

 

Người cao tuổi, có bệnh lý mỡ máu, xơ vữa động mạch có nguy cơ đột quỵ cao hơn trong thời tiết lạnh. Để ngăn ngừa đột quỵ, người bệnh mỡ máu cần làm ấm cơ thể trước khi ra khỏi giường. Không nên vùng dậy đi lại ngay mà cần có thời gian khởi động, nắn bóp làm nóng các cơ để cơ thể dần thích ứng với nhiệt độ.

Tránh tập thể dục ở khung giờ quá sớm vào buổi sáng, đây là lúc huyết áp có xu hướng tăng cao. Không nên tập thể dục ngoài trời, nơi có gió lùa khi trời lạnh. Ưu tiên các bài tập cường độ vừa phải trong nhà và không quên khởi động kỹ càng trước khi tập. Khi ra ngoài, cần mặc đủ ấm với trang phục tập dành cho mùa Đông, giữ ấm đầu và cổ.

 
Quỳnh Trang (Theo USA Today)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch