Nến thơm có thật sự gây hại cho sức khoẻ?

Nến thơm khi đốt sẽ toả ra mùi thơm dịu nhẹ giúp thư giãn, giảm căng thẳng.

Những quan niệm sai lầm về bệnh hen suyễn

Phát hiện nhiều hóa chất có hại trong bao bì thực phẩm

Tự làm kem dưỡng ẩm từ lô hội + sáp ong + tinh dầu

Cách vệ sinh nhà cửa, đồ đạc đón Tết mà không cần dùng hóa chất

Hóa chất tạo mùi hương trong nhiều loại sản phẩm có thể khiến trẻ dậy thì sớm

Phó Giáo sư Amy Brown của Đại học Y khoa New York (Mỹ) chia sẻ: “Nhiều người đang sử dụng nến thơm giống như một phương pháp để chăm sóc sức khoẻ, nhất là sức khoẻ tâm thần. Nến thơm có tác dụng làm giảm căng thẳng, cải thiện đau đầu và đau nhức cơ thể”.

Tuy nhiên, việc sử dụng nến thơm tiềm ẩn những rủi ro nhất định đối với sức khỏe. Một số loại nến thơm khi đốt sẽ giải phóng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (Votalite organic compounds - VOCs) vào không khí. Các VOC như benzene, acetaldehyde và formaldehyde, vốn được xác định là các chất có khả năng gây ung thư, đã được phát hiện trong một số sản phẩm nến thơm.

Theo Tiến sĩ Jennifer Dunphy đồng thời là tác giả cuốn “Sổ tay độc tố dành cho gia đình: Những điều bạn cần biết để bảo vệ gia đình trong thế giới hiện đại” (The Toxin Handbook for Families: What You Need to Know to Protect Your Family in a Modern World), một VOC khác có tên là toluene thường được tìm thấy trong nến làm từ parafin (một loại sáp có nguồn gốc từ dầu mỏ) - cũng có thể gây ra các tác động tiêu cực đến sức khỏe như kích ứng, chóng mặt và các triệu chứng khác.

Mặt khác, Phó Giáo sư Brown lại chia sẻ, nồng độ VOC được tạo ra từ nến thơm nhỏ hơn rất nhiều so với VOC được tạo ra từ khói thuốc lá và các “tai nạn lao động” khác như keo dán, sơn và vật liệu xây dựng.

Đồng tình với ý kiến trên, Bác sĩ nội trú Tobias Banks thuộc bệnh viện OhioHealth Grady (Mỹ) cũng cho rằng, việc đốt nến thơm có thể gây ra ô nhiễm không khí trong phạm vi của ngôi nhà nhưng hơi và khí được giải phóng khi nến cháy ở mức đủ thấp để không gây ra tác động lớn nào tới sức khoẻ.

Mặc dù vậy, việc tiếp xúc thường xuyên với các VOC từ nến thơm vẫn tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Tiến sĩ Dunphy khuyến cáo nên tránh hít phải các chất này, đặc biệt đối với những người có hệ hô hấp nhạy cảm như người mắc bệnh hen suyễn hoặc trẻ em.

Cách lựa chọn nến thơm an toàn

Việc sử dụng nến thơm trong không gian sống đã trở thành một thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, việc lựa chọn sản phẩm chất lượng cao là điều cần thiết. Các chuyên gia cho rằng, đối với những người có cơ địa nhạy cảm hoặc muốn hạn chế tiếp xúc với hóa chất, việc sử dụng nến thơm được làm từ sáp đậu nành, sáp ong hoặc sáp dừa là lựa chọn tối ưu.

Sáp đậu nành là một trong những loại sáp từ thiên nhiên ít có độc tính gây hại cho sức khoẻ.

Sáp đậu nành là một trong những loại sáp từ thiên nhiên ít có độc tính gây hại cho sức khoẻ.

Theo Tiến sĩ Dunphy, khi lựa chọn nến thơm cần tránh những loại có thành phần parafin và chọn nến được làm từ các nguyên liệu như đậu nành hoặc sáp ong. Thay vì sử dụng các loại nến có hương liệu tổng hợp và màu sắc nhân tạo, nên ưu tiên các sản phẩm làm tinh dầu tự nhiên. Việc này giúp giảm thiểu việc giải phóng các chất độc hại như dẫn xuất benzen vào không khí, bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng.

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại máy hâm sáp, đun sáp chuyên dụng để loại bỏ quy trình đốt cháy. An toàn hơn, bạn cũng có thể tự làm nến thơm tại nhà bằng những nguyên liệu tự nhiên và đơn giản như các loại thảo mộc, trái cây,…

 
Hà Chi (Theo Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp