Ngâm chân nước ấm đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe người cao tuổi
Biến chứng giảm tiểu cầu nguy hiểm do sốt xuất huyết
Mũi bị khô trong mùa lạnh phải làm sao?
Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến thị lực thế nào?
Hở van tim nhẹ có nguy hiểm không và có cách nào ngăn van hở nặng?
Thông thường, những người cao tuổi sẽ bắt đầu ngâm chân nước nóng khi trời trở lạnh, các đợt gió mùa đầu tiên kéo tới. Chỉ khoảng 30 phút ngâm chân nước nóng mỗi ngày sẽ giúp đôi chân của họ được thư giãn, giấc ngủ cũng trọn vẹn hơn… Đây cũng là những lợi ích mà thói quen ngâm chân nước ấm mang lại cho con người.
4 lợi ích của ngâm chân nước ấm
Theo Đông y, kiên trì ngâm chân nước ấm trong hàng ngày sẽ có những lợi ích sau:
- Cải thiện chứng mất ngủ. Theo Đông y, ngâm chân bằng nước ấm có thể cân bằng âm dương, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu toàn thân, đồng thời giúp bạn nhanh chóng đi vào giấc ngủ, ngủ nhanh hơn. Ngoài ra, lòng bàn chân của con người còn có nhiều đường kinh và huyệt liên quan mật thiết đến nội tạng, ví dụ như ở lòng bàn chân có huyệt Vĩnh Tuyền, có thể làm giảm chứng mất ngủ. Ngâm huyệt Vĩnh Tuyền bằng nước nóng có thể thúc đẩy giấc ngủ.
- Giảm cảm lạnh. Khi bạn ngâm chân, nhiệt độ cơ thể sẽ từ từ tăng lên. Do đó, virus cảm vốn rất nhạy cảm với nhiệt độ nên có thể sẽ giảm hoạt động, khó tiếp tục sinh sôi. Vì vậy, ngâm chân bằng nước nóng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể để đào thải virus cảm lạnh, từ đó làm giảm các triệu chứng của cảm lạnh, tuy nhiên cần lưu ý bệnh nhân bị sốt không nên dùng nước nóng để ngâm chân.
Ngâm chân nước ấm giúp thư giãn cơn thể, nhưng không phải ai cũng nên ngâm chân nước ấm
- Giúp khai thông kinh mạch: Vào mùa đông lạnh giá, nhiều người bị lạnh tay chân do tuần hoàn ngoại vi kém, ngâm chân nước nóng có thể thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện các triệu chứng lạnh tay chân.
- Giúp thư giãn: Lòng bàn chân có nhiều đường kinh, vùng phản xạ và huyệt đạo, nếu bạn thực hiện một vài động tác xoa bóp chân khi đang ngâm chân có thể giúp thư giãn cơ thể và tinh thần, giảm căng thẳng và có tác dụng tốt hơn cho sức khỏe của bạn.
5 nhóm người không nên ngâm chân nước ấm
Tuy nhiên, theo Đông y, có một số người không nên ngâm chân nước ấm hàng ngày, bởi đó là phương pháp khiến họ bị tổn thương dần dần, là cách “tự tử mạn tính” đối với họ.
Nhóm thứ nhất, trẻ dưới 12 tuổi
Với trẻ dưới 12 tuổi, bàn chân vẫn đang trong giai đoạn phát triển, hình thành vòm chân. Nếu trẻ được ngâm chân nước ấm thường xuyên có thể khiến dây chằng lòng bàn chân bị lỏng ra, không thuận lợi cho việc hình thành và duy trì vòm bàn chân, làm tăng nguy cơ mắc bàn chân bẹt.
Nhóm thứ 2, nhóm bệnh nhân tim mạch
Đối với các bệnh nhân tim mạch, ngâm chân nước ấm không tốt. Bởi, sau khi ngâm chân nước ấm, hệ thống mạch máu trong cơ thể sẽ giãn ra, nhiệt độ cơ thể tăng cao có thể làm tăng gánh nặng cho tim mạch và mạch máu não, làm tăng nguy cơ thiếu oxy, thiếu máu cục bộ cấp cho tim và não.
Nhóm thứ 3, bệnh nhân đái tháo đường
Với những người bệnh đái tháo đường, do hệ thần kinh ngoại vi bị tổn thương nên khi ngâm nước ấm, bàn chân không cảm nhận được độ nóng lạnh nên rất dễ bị bỏng. Bỏng nước bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường rất khó điều trị, có thể dẫn đến nhiễm trùng, loét thậm chí cắt cụt chi.
Không nên ngâm chân ngay sau khi ăn xong
Nhóm thứ tư, người bị bệnh ngoài da ở chân
Nhóm người bị bệnh ngoài da ở chân nếu ngâm chân nước ấm sẽ dễ dẫn đến nhiễm khuẩn thứ phát, nhất là đối với những vết thương đã bị vỡ mủ. Ngoài ra, bệnh nhân bị chàm chân, mụn rộp và các bệnh khác cũng không nên ngâm chân nước ấm, vì da dễ bị nhiễm trùng sau khi bị loét.
Nhóm thứ năm, bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch
Do suy van tĩnh mạch ở bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nên việc ngâm chân bằng nước ấm sẽ làm tăng nhiệt độ bàn chân và tăng lưu lượng máu tại chỗ, nhưng không thể thay đổi tốc độ hồi lưu của tĩnh mạch nên dễ tăng gánh nặng cho tĩnh mạch trở về và làm tăng tình trạng tắc nghẽn chi dưới, làm cho tình trạng suy giãn tĩnh mạch trở nên trầm trọng hơn. Vvì vậy người bị suy giãn tĩnh mạch không nên ngâm chân nước ấm.
4 lưu ý khi ngâm chân nước ấm
Ngoài ra, những người cao tuổi ngâm chân nước ấm cũng cần lưu ý những điểm sau để giữ gìn sức khỏe bản thân:
- Ngâm chân nước ấm vào khoảng từ 7-11 giờ đêm. Lúc này, khí huyết của kinh mạch gan thận tương đối yếu, lúc này ngâm chân nước nóng có thể cải thiện tuần hoàn máu, nuôi dưỡng nội tạng tốt hơn. Ngoài ra, ngâm chân lúc này còn có tác dụng giảm mệt mỏi và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
- Không nên ngâm chân quá 30 phút mỗi ngày.
- Nhiệt độ nước ngâm chân phù hợp trong khoảng 38 - 43°C. Không quá nóng hoặc quá lạnh, có thể thêm một ít nước ấm để duy trì nhiệt độ nước thích hợp trong quá trình ngâm chân.
- Không nên ngâm chân ngay sau bữa ăn, vì phần lớn máu sẽ dồn về hệ tiêu hóa sau khi ăn no, lúc này ngâm chân ngay sẽ khiến máu dồn xuống hạ bộ gây khó tiêu. Nên ngâm chân sau bữa ăn từ 1 đến 2 tiếng là tốt nhất.
Bình luận của bạn