Nhiệt độ chênh lệch lớn giữa ngày và đêm, bảo vệ sức khỏe thế nào?

Trẻ em là đối tượng rất dễ nhiễm bệnh trong thời tiết nóng - lạnh thất thường

Nắng trải dài từ Bắc vào Nam, có nơi trên 37 độ C

Run tay do thói quen, lối sống không lành mạnh có chữa được không?

Thời tiết thay đổi thất thường tác động thế nào đến người mắc bệnh hen?

Tập thể dục khi thời tiết vào Hè cần lưu ý gì?

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Bắc Bộ đang đón đợt nắng nóng đầu tiên trong năm 2023, trạng thái oi nóng duy trì đến hết ngày 24/3. Tại Hà Nội, nhiệt độ thấp nhất khoảng 23-25 độ C, trong khi nhiệt độ cao nhất trên 36 độ. Chênh lệch tại khu vực Tây Bắc Bộ còn cao hơn, nhiệt độ trong ngày có thể dao động từ dưới 20 độ tới 35-37 độ C.

Nhiệt độ chênh lệch rõ rệt giữa ngày và đêm khiến cơ thể khó thích nghi, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công. Đặc biệt, từ 25/3, một đợt không khí lạnh tràn về nước ta khiến nhiệt độ tại miền Bắc lại giảm sâu. Trước diễn biến thời tiết thất thường, người dân cần chủ động có biện pháp bảo vệ sức khỏe.

Phòng bệnh viêm đường hô hấp

Trẻ nhỏ, người có sức đề kháng yếu mắc các bệnh về hô hấp như viêm họng, cảm cúm

Trẻ nhỏ, người có sức đề kháng yếu mắc các bệnh về hô hấp như viêm họng, cảm cúm

Theo các chuyên gia, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn làm tăng nguy cơ bị viêm đường hô hấp, sốt virus. Khả năng thích nghi với môi trường bên ngoài của cơ thể sẽ bị rối loạn, tạo điều kiện cho mầm bệnh tấn công.

Ngoài ra, thời tiết ấm lên nhanh chóng cũng kích thích các virus phát triển. Kết hợp với những thói quen như không mặc quần áo ấm, đi bộ vào buổi sáng, tiếp xúc với khí lạnh… người dân gặp nhiều vấn đề sức khỏe hơn trong thời tiết này.

Các bác sỹ cảnh báo khi nhiệt độ thời tiết ngày và đêm chênh lệch lớn, cha mẹ cần lưu ý giữ ấm cơ thể trẻ để tránh bị cảm lạnh. Tùy thuộc vào thời tiết, cha mẹ cần điều chỉnh quần áo cho trẻ phù hợp. Phụ huynh nên cho trẻ uống đủ nước, cung cấp đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, rửa tay thường xuyên. 

Cẩn trọng với bệnh tim mạch

Với người cao tuổi, nhiệt độ chênh lệch rõ rệt trong ngày dễ ảnh hưởng tới huyết áp và đặc biệt nguy hiểm với bệnh lý tim mạch như bệnh thấp tim. Nguyên nhân gây bệnh thấp tim cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng mặc dù theo các nhà khoa học chứng minh được nhiễm khuẩn do Streptococcus ở họng và đường hô hấp trên có vai trò quyết định trong việc gây bệnh.

Ngoài ra, nhiệt độ tăng cao gây áp lực cho cơ thể, kích hoạt các hormone stress gây áp lực cho trái tim. Trong khi đó, nhiệt độ thấp lại làm tăng độ nhớt của máu và dẫn tới hình thành cục máu đông.

Do đó, người cao tuổi và người trưởng thành nên mặc đủ ấm vào ban đêm, đủ mát vào ban ngày và bổ sung nước thường xuyên khi trời nóng. Tránh ra trời lạnh đột ngột vào buổi sáng, nhất là khi vừa ngủ dậy.

Các mầm bệnh cơ hội khác

Rau củ quả cần được rửa sạch trước khi chế biến để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn, ký sinh trùng

Rau củ quả cần được rửa sạch trước khi chế biến để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn, ký sinh trùng

Khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus gây tiêu chảy dễ bùng phát và xâm nhập qua đường thức ăn, đồ uống gây bệnh cho con người. Trong phạm vi nhiệt độ từ 32 - 60°C, vi khuẩn có thể tăng gấp đôi số lượng chỉ trong 20 phút.

Rau xanh và trái cây là nguồn vitamin dồi dào, cần thiết cho hệ miễn dịch, tuy nhiên cũng dễ nhiễm khuẩn. Vì vậy, các gia đình cần đảm bảo ăn chín, uống sôi; Rửa rau củ quả thật sạch trước khi chế biến; Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nền nhiệt tăng khiến thực phẩm nhanh hỏng, nên cần được bảo quản trong tủ lạnh nếu chưa sử dụng ngay. Người nội trợ cũng cần lưu ý không nên bảo quản quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh, không cất thực phẩm sống chung với đồ chín.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp