Có nên áp dụng chế độ ăn một bữa mỗi ngày để giảm cân?

Chế độ ăn một bữa mỗi ngày là phương pháp giảm cân theo kiểu nhịn ăn gián đoạn.

Tập thể dục thế nào khi đang nhịn ăn gián đoạn?

Giảm cân bằng cách nhịn ăn nửa vời

Người đái tháo đường có nên nhịn ăn gián đoạn?

Chế độ ăn ít calo và nhịn ăn gián đoạn: Cách nào tốt hơn để giảm cân?

Trong podcast “Conan O’Brien Needs A Friend” của Conan O’Brien phát sóng ngày 22/3, Chris Martin (46 tuổi), giọng ca chính của ban nhạc rock nổi tiếng Coldplay (Anh) đã khiến người hâm mộ bất ngờ khi tiết lộ anh chỉ ăn đúng một bữa mỗi ngày. Chris Martin chia sẻ rằng anh ấy ngừng ăn mọi thứ vào lúc 4 giờ chiều và được truyền cảm hứng này từ người đồng nghiệp của mình, nam ca sĩ/nhạc sĩ gạo cội Bruce Springsteen (73 tuổi).

Áp dụng chế độ ăn của Bruce Springsteen (bên trái), Chris Martin (Coldplay) quyết định chỉ ăn một bữa mỗi ngày.

Áp dụng chế độ ăn của Bruce Springsteen (bên trái), Chris Martin (Coldplay) quyết định chỉ ăn một bữa mỗi ngày.

Tuy nhiên, Chris Martin và Bruce Springsteen không phải là những người nổi tiếng đầu tiên thu hút sự chú ý của khán giả sau khi tiết lộ rằng họ tuân theo chế độ ăn kiêng khắc nghiệt này.

Lợi ích của chế độ ăn một bữa mỗi ngày (OMAD)?

Abigail Roberts, chuyên gia dinh dưỡng tại Bulk.com (Trang web chăm sóc sức khỏe và thể hình) cho biết, Điều quan trọng mà bạn cần phải lưu ý là chế độ ăn uống mang tính cá nhân rất cao và bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, như di truyền, lối sống, mục tiêu sức khỏe và chuẩn mực văn hóa.

Vì vậy, chế độ ăn một bữa mỗi ngày sẽ không phải là một lựa chọn phù hợp dành cho hầu hết mọi người.

Roberts cũng cho biết chế độ ăn kiêng của Chris Martin là một hình thức nhịn ăn gián đoạn “cực đoan”. Một phong cách ăn uống khuyến khích mọi người nhịn ăn trong thời gian dài. Tuy nó có đem lại một số lợi ích như:

- Giảm lượng đường trong máu, bao gồm cả Low density lipoprotein (LDL) Cholesterol - yếu tố gây nên các vấn đề về tim mạch.

- Giảm protein phản ứng C - yếu tố gây viêm cho cơ thể.

- Tăng khả năng tập trung và nâng cao năng suất làm việc. Vì chế độ ăn này không bao gồm bữa trưa, nên có thể loại bỏ được cảm giác uể oải của cơ thể khi phải dành thời gian tiêu hóa thức ăn trong bữa trưa.  

Chế độ ăn một bữa mỗi ngày (OMAD) có rủi ro gì?

Roberts cảnh báo rằng, OMAD có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe. Bởi ăn một bữa mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ mất kiểm soát, ăn quá đà trong bữa ăn đó và gây ra rối loạn tiêu hóa (đầy hơi, táo bón,...) Ngoài ra, nhịn ăn gián đoạn cũng có thể phá vỡ nhịp sinh học của cơ thể và ảnh hưởng tiêu cực đến chu kỳ giấc ngủ, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần, cụ thể như sau:

- Làm tăng lượng đường huyết trong lúc đói, làm giảm phản ứng của các tế bào đối với insulin, dẫn đến tình trạng kháng insulin và làm tăng hormone gây chứng thèm ăn ghrelin. Những điều kể trên sẽ gây nên cảm giác đói cũng như thèm ăn dữ dội. Từ đó, cơ thể rơi vào trạng thái suy nhược và có hiện tượng run rẩy tay, chân.

- Nếu sử dụng phương pháp này trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh. làm xuất hiện hội chứng sương mù não.

- Tăng nguy cơ hạ đường huyết bởi lượng đường có trong máu quá thấp, đặc biệt là ở nhóm người mắc bệnh đái tháo đường type 2.

- Cảm giác buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt, dễ cáu gắt với mọi người xung quanh.

- Gây thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Một số người theo chế độ ăn một bữa/ngày OMAD sẽ ưa chuộng các loại thực phẩm đã qua chế biến, giàu calo, như: thức ăn nhanh,...

Một số người theo chế độ ăn một bữa/ngày OMAD sẽ ưa chuộng các loại thực phẩm đã qua chế biến, giàu calo, như: thức ăn nhanh,...

Nếu bạn áp dụng chế độ ăn này, điều quan trọng là bạn phải đảm bảo bữa ăn duy nhất trong ngày đó bao gồm đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng và calo mà cơ thể bạn cần để hoạt động tối ưu.

Tốt nhất, để biết được liệu chế độ ngày ăn một bữa có phù hợp với bản thân hay không, bạn nên trao đổi kỹ lưỡng với các chuyên gia dinh dưỡng. Tuy nhiên, Roberts tin rằng ngay cả khi đã làm vậy thì OMAD không phải là một chế độ ăn kiêng có thể duy trì trong một thời gian dài, do đó mọi người không nên sử dụng chúng như một phương pháp ăn kiêng giảm cân chính.

Chế độ ăn kiêng có thể dẫn đến lựa chọn thực phẩm không lành mạnh

Marilia Chamon – Chuyên gia sức khỏe đường ruột tại Mỹ cho biết, một lý do khiến các chế độ ăn kiêng khắc nghiệt thường không bền vững là bởi vì chúng có thể dẫn đến cảm giác đói và thèm ăn gia tăng.

“Nếu bạn chỉ ăn một bữa mỗi ngày, cơ thể bạn có thể bắt đầu sản xuất nhiều ghrelin hơn, một loại hormone kích thích sự thèm ăn. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy đói hơn và thèm ăn dữ dội hơn trong suốt cả ngày”, Marilia Chamon giải thích thêm.

Thêm vào đó, ăn một bữa mỗi ngày có thể khuyến khích bạn ăn những thực phẩm không lành mạnh thường xuyên hơn. Bởi nhiều người có thể gặp khó khăn khi ăn 2.000 calo (lượng khuyến nghị trung bình hàng ngày) trong một lần ngồi trừ khi họ ăn đồ ăn nhanh.

Vậy đâu là một chế độ ăn kiêng hoàn hảo dành cho bạn?

Cả hai chuyên gia đều đồng ý rằng, không có chế độ ăn kiêng nào phù hợp với tất cả mọi người. Tần suất bữa ăn tối ưu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như tuổi tác, giới tính, mức độ hoạt động và tình trạng sức khỏe tổng thể.

Tuy nhiên, Chamon tin rằng hầu hết mọi người sẽ đạt thể trạng tốt nhất khi họ ăn một chế độ ăn uống đa dạng và chia đều các bữa ăn trong ngày.

“Mặc dù tần suất bữa ăn lý tưởng có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng khuyến nghị chung là nên ăn ba đến bốn bữa mỗi ngày. Ăn thường xuyên có thể giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định, ngăn ngừa cảm giác đói và thèm ăn, đồng thời đảm bảo rằng cơ thể bạn nhận được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết để hoạt động tối ưu”, Chamon cho biết.

Roberts cũng đồng tình với ý kiến đó và cho biết, bạn nên ăn ba bữa tiêu chuẩn một ngày, với một vài bữa ăn nhẹ ở giữa để giữ mức năng lượng ổn định suốt cả ngày. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người năng động.

Ăn uống đều đặn không chỉ tốt cho mức năng lượng của bạn, mà nó cũng có thể có lợi cho hệ thống tiêu hóa của bạn. Việc chia nhỏ các bữa ăn sẽ không tạo nhiều áp lực cho hệ thống tiêu hóa của bạn, từ đó giúp bạn ít bị đầy hơi hơn và đại tiện dễ dàng hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người bị rối loạn tiêu hóa hoặc những người mắc hội chứng ruột kích thích.

Và điều cuối cùng, chế độ ăn lý tưởng là chế độ ăn mà khiến bạn cảm thấy tốt nhất. Nó mang tính cá nhân cao và Roberts khuyên bạn nên lắng nghe cơ thể mình để xác định chính xác những gì bạn cần.

Hãy ăn khi bạn đói và dừng lại khi bạn đã no, thay vì tuân thủ một cách cứng nhắc tần suất hoặc lịch trình bữa ăn cụ thể. Chú ý đến các dấu hiệu đói và no, ghi nhật ký ăn uống và để ý xem bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng như thế nào sau khi ăn có thể giúp bạn tìm ra mô hình ăn uống lý tưởng của mình.

 
Việt An (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng