- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Hầu hết trẻ đều bị chảy máu cam ít nhất một lần trong đời, nhất là ở độ tuổi từ 2-10 tuổi
Chảy máu cam thường xuyên là dấu hiệu của bệnh gì?
Bí quyết chọn lựa thực phẩm cho chế độ ăn chay lành mạnh
Giúp con bỏ tật ngoáy mũi thế nào?
Vì sao không nên ngoáy mũi?
Nguyên nhân chảy máu cam ở trẻ em
Ở trẻ em, phần lớn các trường hợp chảy máu cam xảy ra ở niêm mạc mũi trước do các mạch máu bị vỡ hoặc kích ứng. Chảy máu từ phía sau mũi rất hiếm khi xảy ra ở trẻ em.
Tuy không nguy hiểm tới sức khỏe, chảy máu cam lại dễ khiến trẻ hoảng sợ và làm phụ huynh lo lắng. Một số nguyên nhân gây chảy máu mũi thường gặp ở trẻ gồm:
- Do chấn thương: Trẻ hiếu động, chơi đùa với bạn bè chẳng may va chạm vào mũi có thể dẫn đến chảy máu cam.
- Do khô mũi: Không khí khô trong nhà vào mùa Đông, trong phòng điều hòa có thể làm khô niêm mạc trong mũi, gây chảy máu cam.
- Thói quen ngoáy mũi: Trẻ em có thói quen này rất dễ làm tổn thương mạch máu trong mũi.
- Cảm lạnh: Bệnh cảm lạnh thông thường khiến trẻ nghẹt mũi, kết hợp với việc xì mũi thường xuyên có thể làm mũi kích ứng tới mức chảy máu.
- Dị ứng: Tương tự bệnh cảm lạnh, trẻ bị dị ứng, mũi bị viêm cũng dễ chảy máu cam.
- Do lạm dụng thuốc xịt mũi: Các loại thuốc xịt thông mũi dùng khi trẻ bị ốm, dị ứng có thể làm mũi chảy máu cam.
- Vách ngăn mũi bị vẹo
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc chống viêm, thuốc xịt mũi.
- Trẻ mắc một số bệnh liên quan đến huyết học như xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu.
Xử trí thế nào khi trẻ bị chảy máu cam?
Phần lớn chảy máu cam không nghiêm trọng, chỉ kéo dài vài phút và có thể xử trí tại nhà. Việc đầu tiên cha mẹ cần làm là giữ bình tĩnh trấn an trẻ và thực hiện các biện pháp cầm máu mũi:
- Đặt trẻ ngồi lên ghế hoặc vào lòng cha mẹ, cho trẻ nghiêng người về phía trước.
- Dùng khăn giấy, khăn vải sạch bóp hai bên cánh mũi của trẻ (không bóp xương sống mũi) khoảng 10 phút. Tránh bỏ giấy ra để kiểm tra mũi, cha mẹ nên kiên nhẫn bóp nhẹ mũi.
- Tuyệt đối không để trẻ ngửa đầu ra sau, nếu không máu sẽ chảy xuống họng.
- Khi máu đã ngừng chảy, giúp con lau sạch mặt nhưng lưu ý không xì mũi.
- Nhắc nhở trẻ không ngoáy mũi, xì mũi vào lúc này. Sau khi sơ cứu thì cho con nghỉ ngơi.
Phần lớn các trường hợp chảy máu cam ở trẻ sẽ ngừng chảy máu sau 10 phút. Tuy nhiên, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất hoặc trao đổi ngay với bác sĩ nếu: Trẻ chảy máu do tai nạn hoặc chơi thể thao hơn 10 phút không dừng; Trẻ đút vật nhọn sắc vào mũi; Trẻ chảy máu nhanh và mất máu nhiều; Chảy máu cam thường xuyên, đi kèm chóng mặt, mệt mỏi.
Bình luận của bạn