Khát nước liên tục có phải dấu hiệu đáng lo?

Uống nước nhiều vẫn không đỡ khát có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe

Khát nước, đi vệ sinh thường xuyên, dấu hiệu của bệnh đái tháo đường?

8 nguyên nhân khiến bạn luôn thấy khát nước

Ăn mặn có thể không khiến bạn cảm thấy khát nước hơn

6 dấu hiệu cảnh báo tình trạng đường huyết tăng cao

Cảm giác khát quá mức có thể xảy ra hàng ngày, nhưng thường không kéo dài và dễ dàng biến mất sau khi cơ thể hấp thu đủ nước. Nhưng nếu bạn luôn thấy khát nước mặc dù đã bổ sung lượng nước khá nhiều, đây có thể là dấu hiệu bạn cần quan tâm tới sức khỏe hơn.

Đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường không được kiểm soát sẽ dẫn tới hiện tượng khát nước liên tục. Nguyên nhân là do lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể sẽ tự điều chỉnh để loại bỏ glucose ra khỏi máu. Thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để thải glucose ra qua nước tiểu, thậm chí rút nước ra từ mô của cơ thể để giúp loại bỏ lượng glucose dư thừa. Đây chính là lý do khiến bạn đi tiểu nhiều lần và cảm thấy khát nước quá mức.

Mất nước nghiêm trọng

Đổ mồ hôi quá mức do các hoạt động thể lực ngoài trời dễ gây mất nước, khát nước liên tục

Đổ mồ hôi quá mức do các hoạt động thể lực ngoài trời dễ gây mất nước, khát nước liên tục

Tình trạng mất nước cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn khát nước liên tục. Chứng tiêu chảy, người bị nôn nhiều, đổ nhiều mồ hôi… dễ bị mất nước nếu không được bổ sung kịp thời. Não bộ sẽ gửi đến những tín hiệu khiến bạn thấy cảm giác khát.

Khô miệng

Nước bọt có nhiệm vụ giữ niêm mạc miệng ẩm ướt, giúp bạn phân giải thức ăn và nhai nuốt dễ dàng hơn. Nhưng khi tuyến nước bọt hoạt động không hiệu quả, khoang miệng sẽ trở nên khô.

Một số bệnh lý có thể khiến cơ thể giảm tiết nước bọt, tạo nhầm "tín hiệu" thiếu nước, làm gia tăng cơn khát. Đây cũng có thể là tác dụng phụ do thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, xạ trị, hóa trị…

Thiếu máu

Thiếu máu nặng gây mất quá nhiều hồng cầu dễ dẫn tới tình trạng khát nước

Thiếu máu nặng gây mất quá nhiều hồng cầu dễ dẫn tới tình trạng khát nước

Thiếu máu nhẹ không gây khát quá nhiều. Nhưng trong tình trạng thiếu máu nặng, chúng ta sẽ thấy rất khát nước kèm các triệu chứng như chóng mặt, kiệt sức, choáng váng. Nguyên nhân là khi huyết áp hạ thấp đột ngột, não bộ sẽ kích hoạt cơ chế tăng bổ sung nước để duy trì huyết áp. Uống nước không giúp cải thiện tình trạng thiếu máu, nhưng sẽ giúp cơ thể ổn định tới khi hồng cầu tăng dần, hoặc bạn được cấp cứu.

Tăng calci máu

Calci là vi chất đóng vai trò quan trọng với hệ thần kinh, chức năng tim và sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, khi lượng calci dư thừa trong máu tăng cao sẽ khiến thận phải làm việc nhiều hơn để lọc, khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy khát nước và cần đi tiểu.

Theo khuyến cáo của nhiều cơ quan y tế, cơ thể cần khoảng 2-3l nước mỗi ngày để duy trì sức khỏe tốt. Còn theo một nghiên cứu của các Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y học Hoa Kỳ, nam giới có nhu cầu nước cao hơn (khoảng 3,7l) trong khi phụ nữ cần khoảng 2,7l.

Nếu bạn thấy mình uống nhiều hơn lượng nước này mà vẫn khát, hãy thăm khám sớm tại các cơ sở y tế uy tín. Một số dấu hiệu đáng lo ngại đi kèm chứng khát nước gồm: Nhìn mờ; Mệt mỏi; Đi tiểu nhiều dù không uống nước; Đau đầu; Buồn nôn; Tim đập nhanh; Sụt trên 5% trọng lượng trong thời gian ngắn.

 
Quỳnh Trang (Theo Health Central)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp