- Chuyên đề:
- Bí quyết giảm cân
Không nên để bụng quá đói trước khi bước vào buổi tập thể dục giảm cân
Lợi ích của tập thể dục và chế độ dinh dưỡng đối với bệnh xơ vữa động mạch
Bài tập cho người mới bắt đầu "độ" dáng cuối năm
Bài tập giúp tăng cường sức mạnh cho phần lưng dưới
Bài tập đốt cháy mỡ thừa tại nhà chỉ 30 phút
Tập thể dục giảm cân khi bụng đói: Nên hay không?
Khi giảm cân "cấp tốc" đón Tết, không ít người tìm đến những lời khuyên như nhịn đói khi tập thể dục để đốt cháy mỡ thừa hiệu quả. Vì vậy, thay vì ăn sáng, bạn ngay lập tức thực hiện một bài tập HIIT cardio (cường độ cao ngắt quãng), đạp xe hoặc tập thể dục.
Chia sẻ với tạp chí Shape, chuyên gia dinh dưỡng Abby Chan khuyến cáo không nên tập thể dục khi bụng đói: "Cơ thể bạn luôn hoạt động tốt hơn khi được cung cấp đủ năng lượng." Theo lý giải của bà, khi vận động, cơ thể dùng đến glycogen – một dạng carbohydrate dự trữ ở gan và cơ bắp – làm năng lượng. Ngoài ra, gan cũng sẽ phân giải glycogen nhằm duy trì đường huyết ở mức ổn định.
Thông thường, cơ thể chúng ta dự trữ đủ lượng glycogen cho các bài tập cường độ trung bình, trong thời gian ngắn. Đến khi glycogen gần cạn, cơ thể mới chuyển sang đốt cháy các acid béo làm năng lượng. Cũng vì cơ chế trên, nhiều người tin rằng nhịn đói tập thể dục sẽ giúp cơ thể tiến vào trạng thái đốt cháy mỡ thừa nhanh hơn.
Một vài nghiên cứu cho thấy, vận động ở cường độ thấp đến trung bình khi bụng đói thúc đẩy tốc độ oxy hóa chất béo cao hơn sau khi ăn tinh bột. Tuy nhiên, nghiên cứu năm 2020 trên tạp chí Nutrients cho rằng, kết quả trên không kéo dài theo thời gian. Tác dụng cũng mất đi nếu bạn tăng cường độ luyện tập. Đặc biệt, với một số dạng cardio (bài tập làm tăng nhịp tim), cơ thể sẽ phân giải chính cơ bắp – thay vì mỡ thừa – làm năng lượng.
Nhịn ăn trước khi tập thể dục còn có thể dẫn tới một số ảnh hưởng tới sức khỏe. Theo tạp chí American College of Sports Medicine, tập thể dục với một chiếc bụng đói có thể dẫn đến buồn nôn, kiệt sức và hạ đường huyết. Bạn sẽ không quá khó chịu nếu buổi tập dài dưới 20 phút, với cường độ vừa phải như yoga. Tuy nhiên, với người tập thể dục liên tục trên 45 phút, một bữa ăn nhẹ trước khi tập sẽ giúp cơ thể có đủ năng lượng, sức bền trong suốt quá trình vận động.
Khi bạn nhịn đói để tập thể dục, đường huyết đã ở mức độ thấp. Trong suốt buổi tập cơ thể sẽ phải dùng đến glycogen dự trữ để duy trì hoạt động của não bộ và các cơ quan khác. Tình trạng thiếu hụt năng lượng về lâu dài sẽ cản trở tốc độ phục hồi cơ bắp. Trong khi đó, khối lượng cơ là yếu tố giúp bạn trao đổi chất nhanh chóng và duy trì cân nặng khỏe mạnh.
Nên ăn gì trước khi tập luyện?
Theo chuyên gia Abby Chan, bạn nên có một bữa ăn đủ chất trong vòng 60-90 phút trước buổi tập. Nếu bạn không có nhiều thời gian, hãy bổ sung một bữa ăn nhẹ giàu carbohydrate ít nhất 30 phút trước khi tập. Một quả chuối, vài lát bánh mì nướng… cũng hỗ trợ duy trì đường huyết hiệu quả.
Không chỉ giúp tăng năng lượng, bữa ăn nhẹ cũng đảm bảo bụng bạn không "cồn cào" khi thực hiện bài tập cường độ cao như nâng tạ, tập Pilates. Tham khảo thêm các món ăn lành mạnh, hỗ trợ bạn tập thể dục giảm cân hiệu quả dưới đây.
Bình luận của bạn