Mối nguy hiểm từ nhộng tằm, đuông dừa

Nhộng tằm ăn không đảm bảo vệ sinh rất dễ bị ngộ độc

Ăn côn trùng như thế nào để không hại sức khỏe

Côn trùng lạ tấn công người dân

'Gấu bông oải hương' chứa côn trùng gây hại

Ăn côn trùng: bổ hay "bổ chửng"?

Chú ý khi ăn nhộng tằm

Nhộng tằm, đuông dừa là thực phẩm bổ dưỡng

Từ lâu, các món ăn từ nhộng (ong, kiến, tằm…) đã được biết đến là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Đáng kể nhất là hàm lượng đạm (ví dụ 100gr nhộng cung cấp 13gr protein), calci và vi khoáng… Do đó, côn trùng dễ dàng trở thành nguồn dược liệu và thực phẩm bổ dưỡng quý giá.

Người ta đã dùng những loại côn trùng này để chế thành thuốc trị suy dinh dưỡng ở trẻ em (nhờ hàm lượng calci và phospho dồi dào). Người già, phụ nữ mang thai cũng có thể ăn.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - nguyên cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, bản thân nhộng tằm, sâu dâu, đuông dừa lành tính, không chứa độc tố.

Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hiệp Quốc (FAO) cũng từng khuyến khích mọi người nên ăn côn trùng. Ở nước ta, tuy chưa có những khuyến cáo chính thức nhưng các món ăn từ nhộng tằm, đuông dừa đã rất phổ biến.

Khi nào chúng gây ngộ độc?

Tại sao côn trùng có thể ăn nhưng cũng gây ngộ độc? Lý giải điều này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng không phải côn trùng có tính độc mà là nguyên nhân từ bên ngoài (khách quan).

Thứ nhất, côn trùng có chứa một số chất gây dị ứng, vì vậy những người cơ địa không hợp với một chất nào đó có trong nhộng dễ gặp hiện tượng này. Đó là lý do nhiều người cùng ăn nhưng có một vài người bị dị ứng hoặc ngộ độc.

"Khi bị ngộ độc côn trùng, nếu còn tỉnh táo, cần tự gây nôn (có thể sử dụng cách uống nhiều nước). Trường hợp nặng, hoặc hôn mê cần để bệnh nhân nằm nghiêng sang bên phải. Đối với những người khó thở và thở yếu cần hô hấp nhân tạo tùy theo các biểu hiện của bệnh nhân. Sau khi sơ cứu, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới các trung tâm y tế để được điều trị kịp thời" - bác sỹ Nguyễn Trung Nguyên - Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.

Dị ứng côn trùng khiến người bệnh bị nổi mề đay, phát ban từng vùng hoặc khắp người gây ngứa, người nôn nao khó chịu, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, tiêu chảy, khó thở... sau khi ăn. Những người có tiền sử bị dị ứng thức ăn nên cân nhắc khi thưởng thức các món côn trùng.

Thứ hai là ngộ độc do ăn phải các loại côn trùng chết. PGS Thịnh cho biết, không riêng nhộng tằm, đuông dừa, những loại động vật khác như lợn, gà, chó… khi chết đều tiết ra những chất có thể gây độc. 

Ngoài ra, người sử dụng có thể bị ngộ độc hóa chất ngâm các loại côn trùng. Chẳng hạn để nhộng căng, đẹp mắt, người bán hàng thường ngâm chúng trong natri sunfit. Nếu hàm lượng chất này trên 30mg/kg rất dễ gây ngộ độc. Hoặc, nếu côn trùng bị ngấm chất độc từ các loại cây độc cũng khiến người sử dụng có thể bị trúng độc.

Để tránh ngộ độc côn trùng, nên dùng côn trùng tươi, biết rõ về xuất xứ và tránh xa chúng nếu là người có cơ địa dị ứng. 

Đồng Thảo H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng