Lầm tưởng thường gặp về đậu nành

Đậu nành là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn của người Việt Nam

Người bị sỏi mật có uống được sữa đậu nành hay không?

Bị u xơ tử cung có nên ăn đậu nành không?

Lợi ích sức khỏe của dầu đậu nành

Những lợi ích của đậu nành đối với sức khỏe

Lầm tưởng 1: Đậu nành gây vô sinh

Trong đậu nành (đậu tương) chứa các hợp chất phytoestrogen như isoflavone – có cấu trúc tương tự hormone sinh dục nữ estrogen. Một bài viết đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng năm 2010 cho rằng, chế độ ăn quá nhiều đậu nành (trên 100mg isoflavone/ngày) có thể ảnh hưởng xấu tới chức năng buồng trứng ở phụ nữ. Lượng isoflavone trên tương đương với khoảng 425gr đậu phụ. Nhiều người lấy đây làm bằng chứng để kiêng đậu nành, đậu phụ hoàn toàn.

Tuy nhiên, theo chuyên trang Everyday Health, so với 1 bài viết kể trên, hàng loạt nghiên cứu khác những năm gần đây đã chứng minh đậu nành có tác dụng tích cực với sức khỏe sinh sản. Liều lượng có lợi cho sức khỏe là 6-40gr đậu nành mỗi ngày. Sử dụng đậu nành trong chế độ ăn là an toàn và không gây ra nguy cơ vô sinh.

Lầm tưởng 2: Đậu nành làm nam giới trở nên nữ tính

Đậu nành không làm nữ hóa nam giới

Đậu nành không làm "nữ hóa" nam giới

Cũng dựa vào lý do đậu nành chứa phytoestrogen, nhiều người cho rằng dùng sữa đậu, đậu phụ sẽ gây mất cân bằng hormone nam giới, khiến nam giới mất cơ bắp, rối loạn cương dương, phát triển tuyến vú…

May thay, đây không phải sự thật. Một nghiên cứu tổng quan trên 9 thử nghiệm lâm sàng cho thấy, sử dụng đậu nành không ảnh hưởng đến nồng độ testosterone cũng như khả năng sản xuất tinh dịch của nam giới. Ngay cả khi ăn nhiều, isoflavone trong sản phẩm từ đậu nành không ảnh hưởng tổng lượng testosterone, cũng như vẻ ngoài nam tính của phái mạnh.

Lầm tưởng 3: Protein trong đậu nành không chất lượng

Protein hoàn chỉnh có chứa đủ 9 acid amino mà cơ thể không tự sản xuất được, và thường có nguồn gốc từ động vật (thịt, cá, trứng, sữa). Đậu nành là một ngoại lệ: Các sản phẩm làm từ đậu nành cung cấp đủ cả 9 loại acid amino thiết yếu. Chúng cũng không chứa chất béo, giàu chất xơ và không ảnh hưởng đến chỉ số cholesterol.

Việc hấp thụ protein từ nhiều nguồn khác nhau sẽ cải thiện chất lượng tổng thể của protein trong bữa ăn. Ngay cả khi không phải người ăn chay, bạn vẫn nên sử dụng sản phẩm từ đậu nành để có bữa ăn đa dạng, giàu protein.

Lầm tưởng 4: Đậu nành gây ung thư

Ăn một lượng đậu nành vừa phải không làm tăng nguy cơ ung thư vú

Ăn một lượng đậu nành vừa phải không làm tăng nguy cơ ung thư vú

Bình thường, trên bề mặt của các tế bào vú khỏe mạnh có các thụ thể nội tiết là estrogen receptor (ER). Tuy nhiên, chúng cũng được phát hiện ở một số loại ung thư vú, là thụ thể thúc đẩy quá trình tăng sinh tế bào. Vì thế, nhiều chị em lo ngại đậu nành – thực phẩm giàu estrogen – sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư.

Thực chất, các nghiên cứu về dịch tễ học theo dõi phụ nữ trong thời gian dài chỉ ra rằng, lượng đậu nành trong chế độ ăn không liên quan tới nguy cơ ung thư vú. Thậm chí, một số thống kê còn cho thấy tỷ lệ ung thư thấp ở người ăn nhiều đậu nành. Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cũng khẳng định các chế phẩm từ đậu nành là an toàn và tốt cho sức khỏe.

Đối tượng nào cần thận trọng khi sử dụng đậu nành?

Một số đối tượng nên hạn chế, hoặc kiêng sử dụng sản phẩm từ đậu nành

Một số đối tượng nên hạn chế, hoặc kiêng sử dụng sản phẩm từ đậu nành

Theo WebMD, đậu nành là thực phẩm an toàn khi sử dụng như thực phẩm hoặc chế biến thành sữa. Riêng người bị dị ứng với lạc (đậu phộng) và các cây họ Đậu có thể dị ứng với đậu nành. Ở dạng thực phẩm chức năng hoặc chiết xuất, đậu nành khá lành tính khi dùng không quá 6 tháng.

Người bị suy giáp có nồng độ iod thấp ăn sản phẩm từ đậu nành có thể làm trầm trọng thêm tình trạng suy giáp. Người bị suy thận cần hạn chế đậu nành, tránh làm chỉ số phytoestrogen tăng cao.

Chế phẩm từ đậu nành cũng chứa hàm lượng oxalate – hợp chất hữu cơ hình thành nên sỏi thận. Người có tiền sử sỏi thận nên tránh ăn quá nhiều đậu nành, hoặc nên tham khảo ý kiến bác sỹ về chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Trong hạt đậu nành có chứa một số chất kháng dinh dưỡng (antinutrient) như phytate, oxalate, lectin. Các chất này có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ các vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác. Bạn không cần lo lắng, vì theo Healthline, quá trình ngâm, lên men, nấu chín hoặc lên mầm đậu nành sẽ làm giảm nồng độ các chất kháng dinh dưỡng kể trên.

 
Quỳnh Trang (Theo Everyday Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng