Chúng ta cần chú ý đến chế độ sinh hoạt lành mạnh cũng như dinh dưỡng cân bằng, hợp lý để giữ gìn sức khỏe.
Podcast: Ăn quả quất cảnh chưng ngày Tết có tốt không?
Bánh gio - món đặc sản cầu kỳ ngày Tết
Một số mẹo giúp giảm đầy bụng, khó tiêu ngày Tết
Mẹo phòng tránh tăng huyết áp khi vui chơi ngày Tết
1. Bữa ăn mất cân bằng về dinh dưỡng
Các bữa ăn ngày Tết thường tập trung vào các món giàu tinh bột, đạm và chất béo như bánh chưng, thịt kho tàu, thịt nguội và các món chiên xào nhiều dầu mỡ, bánh kẹo. Việc thiếu hụt rau xanh và trái cây dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, khiến cơ thể tích tụ nhiều tinh bột, đạm và chất béo trong thời gian ngắn.
2. Ăn quá nhiều
Việc ăn uống “thả ga” có thể gây khó tiêu, đầy bụng, trào ngược dạ dày. Các món ăn ngày Tết thường chứa nhiều calo do giàu đạm, chất béo và tinh bột. Trong khi đó, thời gian vận động thường ít hơn, dẫn đến năng lượng dư thừa. Hơn nữa, ăn quá nhiều cũng dễ làm tăng đột ngột nồng độ đường và mỡ trong máu.
3. Bỏ bữa hoặc ăn dồn bữa
Lịch trình vui chơi, thăm viếng ngày Tết có thể làm thay đổi thói quen ăn uống. Việc bỏ bữa hoặc ăn dồn bữa dễ gây đau dạ dày, giảm lượng đường trong máu và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Ăn dồn bữa còn tạo gánh nặng cho hệ tiêu hóa, gây khó tiêu và tăng cân nhanh.
4. Ăn uống bên ngoài không đảm bảo vệ sinh
Ăn uống tại các hàng quán, đặc biệt là các món tái sống, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Vi khuẩn và ký sinh trùng có thể tồn tại trong thịt gia súc, gia cầm, gây bệnh cho người ăn. Ví dụ, thịt lợn có thể nhiễm liên cầu khuẩn hoặc các bệnh nguy hiểm khác mà mắt thường không thể nhận biết.
5. Tích trữ quá nhiều thực phẩm và nấu quá nhiều món ăn
Đây là một sai lầm phổ biến trong dịp Tết. Việc mua quá nhiều thực phẩm, ngay cả khi được bảo quản trong tủ lạnh, vẫn có nguy cơ hư hỏng. Nấu quá nhiều món ăn không chỉ gây lãng phí do thức ăn thừa bị bỏ đi mà còn tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm nếu thức ăn được hâm nóng và sử dụng lại nhiều lần. Thức ăn để lại dễ bị ôi thiu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Việc tiêu thụ thực phẩm ôi thiu, kém chất lượng có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm, đặc biệt nguy hiểm đối với những người có bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng mạn tính, hội chứng ruột kích thích,... Những người này có hệ tiêu hóa nhạy cảm hơn, dễ bị tổn thương bởi thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
Ăn, uống thế nào cho khoa học?
Để phòng tránh những sai lầm trên, các chuyên gia khuyến cáo gia đình nên tăng cường rau xanh, trái cây (nguồn cung cấp vitamin và chất xơ) vào mỗi bữa ăn ngày Tết. Có thể bổ sung các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như sữa chua, đu đủ. Cần đảm bảo cân bằng 4 nhóm chất dinh dưỡng (đạm, bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất). Hạn chế các món chiên xào nhiều dầu mỡ, ưu tiên món luộc, hấp hoặc salad. Không nên ăn quá nhiều trong mỗi bữa và tránh ăn liên tục một món (ví dụ như bánh chưng, thịt kho tàu).
Nên lựa chọn thực phẩm ít chất bảo quản và nấu ăn vừa đủ. Hạn chế các món dưa muối và thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối. Đặc biệt, cần tránh các món tái sống, nhất là tiết canh.
Hạn chế sử dụng rượu bia và nước ngọt, thay vào đó nên uống nhiều nước lọc và nước ép trái cây tươi ít đường. Để có một chế độ ăn uống khoa học và phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng.
Bình luận của bạn