- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Thói quen sống kém lành mạnh dễ dẫn tới đái tháo đường type 2
Đái tháo đường kèm suy giáp, đường huyết không ổn định phải làm sao?
Đường huyết không ổn định, biến chứng thần kinh phải làm sao?
5 nhóm thực phẩm có tác động xấu tới đường huyết
Đái tháo đường: Đường huyết ổn định rồi có bỏ tiêm insulin được không?
Đái tháo đường type 2 là tình trạng rối loạn mạn tính làm tăng đường huyết, ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa carbohydrate, lipid và protein. Tình trạng thừa cân, béo phì, ít vận động là những đặc điểm thường thấy ở người đái tháo đường type 2.
Theo GS. Naveed Sattar – giảng viên môn y học chuyển hóa, Đại học Glasgow (Vương quốc Anh), một số thay đổi nhỏ trong lối sống có thể giúp phòng ngừa hoặc làm chậm tiến triển đái tháo đường type 2. Trái lại, một số thói quen, yếu tố trong sinh hoạt hàng ngày lại làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này:
Ăn bữa sáng nhiều đường
GS. Sattar nhận định, bữa sáng chứa nhiều đường là một dấu hiệu cho thấy chế độ ăn của bạn đang giàu calo và ít chất xơ. Nhìn chung, người ăn sáng với ngũ cốc, bánh ngọt chứa nhiều đường có xu hướng ăn thực phẩm giàu calo, nên có nguy cơ cao hơn. Đây là một yếu tố nguy cơ dẫn tới đái tháo đường type 2.
Khi cân nặng tăng tới mức mỡ không thể dự trữ dưới da nữa, chúng sẽ tích tụ ở gan – cơ quan có nhiệm vụ điều hòa đường huyết.
Tuy nhiên, một số người có cơ địa đặc biệt, hoặc chăm tập thể dục, đốt cháy nhiều calo có thể ăn bữa sáng nhiều đường mà không lo nguy cơ đái tháo đường type 2. GS Sattar khuyến cáo, đa số chúng ta vẫn nên cân nhắc ăn bữa sáng lành mạnh, giàu chất xơ, ít đường.
Uống rượu hàng ngày
Thói quen uống rượu hàng ngày cũng làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường. Một ly vang, bia hoặc rượu táo mỗi ngày đóng góp một lượng calo kha khá, lên tới hơn 1.100 calo/tuần.
Ngoài ra, khi bạn uống rượu bia, gan sẽ tập trung vào chuyển hóa cồn, hậu quả là không chuyển hóa đường hiệu quả, làm đường huyết sụt giảm. Uống rượu bia vào ban đêm khiến bạn đói bụng và ăn nhiều hơn vào hôm sau.
Nghiên cứu cho thấy, bỏ rượu 1 tháng giúp giảm cân và giảm nguy cơ mắc đái tháo đường type 2. Cắt giảm rượu bia còn giúp hạn chế tác hại của cồn tới gan, mạch máu và não bộ.
Ngồi nhiều một chỗ
Lối sống ít vận động thể lực có nghĩa là bạn không đốt cháy nhiều calo. Người ngồi nhiều một chỗ trong nhà còn dễ thèm ăn vặt mỗi khi thấy nhàm chán. Nghiên cứu cho thấy, đường huyết ở những người ngồi lâu một chỗ sẽ cao hơn người thường xuyên đứng dậy, đi lại.
GS. Sattar gợi ý, mỗi ngày bạn nên dành ra 5 phút để đi bộ (khoảng 500 bước). Hãy tìm một cung đường thuận lợi, đi bộ với bạn bè để có động lực. Khi đã quen dần với thói quen đi bộ, bạn có thể tăng lên 10 phút hoặc nhiều hơn.
Thói quen ăn mặn, thêm muối vào món ăn
Theo nghiên cứu tại Đại học Tulane (Mỹ), những người thường xuyên nêm thêm muối vào món ăn tại bàn có nguy cơ đái tháo đường type 2 cao hơn 39% so với người không có thói quen này. Giả thuyết cho rằng, thêm muối vào thực phẩm dễ làm bạn ăn nhiều hơn, phải uống nước khi ăn (đặc biệt là nước ngọt), dẫn tới tăng cân.
GS. Sattar khuyến nghị bạn nên cắt giảm đồ ăn mặn, hạn chế thêm muối hoặc nước chấm vào các món ăn đã nêm nếm vừa vặn. Thói quen ăn uống này còn giúp phòng ngừa tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ.
Giấc ngủ thất thường
Người có lịch ngủ thất thường, tức số giờ ngủ mỗi đêm dao động trên 1 tiếng đối mặt với nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 cao hơn người có giấc ngủ đều đặn. Nhiều nghiên cứu trước đó cũng cho thấy, thói quen thức khuya làm nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 tăng khoảng 50%.
Theo GS. Sattar, giấc ngủ có liên hệ mật thiết với cảm giác thèm ăn. Một đêm ngủ không ngon khiến bạn có xu hướng ăn nhiều hơn trong những ngày tiếp theo. Bạn cũng không có đủ năng lượng để vận động, tập thể dục.
Bình luận của bạn