- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Mối liên hệ giữa thịt đỏ và bệnh đái tháo đường
Ăn thịt đỏ chế biến sẵn tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ
Ăn thịt đỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2
Ăn thịt đỏ và đường liên quan đến ung thư đại trực tràng sớm
Các nhà khoa học tại Đại học Harvard (Mỹ) đã phân tích dữ liệu từ hơn 200.000 người tham gia trong 36 năm để khám phá sắt heme (heme iron) – thường được tìm thấy trong các sản phẩm động vật, đặc biệt là thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, gan - ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào.
Điều đáng lo ngại là các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên hệ giữa sắt heme và sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2 (tiểu đường type 2). Theo đó, những người tham gia tiêu thụ nhiều sắt heme nhất có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 cao hơn 26% so với những người tiêu thụ ít nhất.
GS.TS Frank Hu, tác giả nghiên cứu, cho biết: “Nghiên cứu này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lựa chọn chế độ ăn uống lành mạnh trong việc phòng ngừa bệnh đái tháo đường. Trong đó, cắt giảm lượng sắt heme, đặc biệt là từ thịt đỏ, và áp dụng chế độ ăn nhiều thực vật hơn có thể là những chiến lược hiệu quả để giảm nguy cơ đái tháo đường”.
Các nhà khoa học gợi ý rằng bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh bằng cách thêm thực phẩm có nguồn gốc thực vật vào chế độ ăn hàng ngày. Các loại thực phẩm như đậu, các hạt, hạt giống và trái cây sấy khô thường chứa nhiều sắt không heme (non-heme iron).
Bệnh đái tháo đường type 2 là một tình trạng phổ biến gây ra sự gia tăng lượng đường trong máu. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm di truyền, tuổi tác, cân nặng… Người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như rất khát nước, mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên, giảm cân không rõ nguyên nhân, vết thường lâu lành… Các nghiên cứu trước đây còn chỉ ra rằng, về lâu dài bệnh đái tháo đường type 2 có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ, suy giảm tinh thần.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature Metabolism.
Bình luận của bạn