Hầu hết các loại nước tăng lực đều chứa một lượng lớn chất caffeine, có thể kích thích hệ thần kinh trung ương
Uống nhiều nước tăng lực có thể dẫn tới suy tim?
Mách bạn cách "cai nghiện" nước tăng lực
Nước tăng lực có an toàn cho trẻ em không?
Vì sao cần cẩn trọng khi dùng nước tăng lực?
Nước tăng lực là một trong những đồ uống phổ biến nhất ở Mỹ - chỉ đứng sau vitamin tổng hợp cho một số nhóm tuổi. Trên thực tế, hơn 30% thanh thiếu niên từ 12 - 17 tuổi sử dụng nước tăng lực một cách thường xuyên.
Các chuyên gia cảnh báo rằng những đồ uống chứa nhiều caffeine thường có đường có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, tăng cân, đau đầu, lo lắng, các vấn đề về răng miệng, mất nước và bệnh tim.
Bất chấp những rủi ro, số lượng tiêu thụ nước tăng lực vẫn tiếp tục tăng. Dự báo doanh số toàn cầu của loại đồ uống này có thể lên tới 53 tỷ USD vào cuối năm nay, với mức tăng 7,1% dự kiến vào năm 2027.
Uống bao nhiêu caffeine là an toàn?
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), 400 miligam (mg) caffeine mỗi ngày là an toàn cho hầu hết người lớn. 400mg caffeine tương đương với 4 tách cà phê hoặc khoảng 12 lon Coca-Cola loại 350ml. Đối với trẻ em, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị rằng trẻ em từ 12 đến 18 tuổi chỉ nên tiêu thụ dưới 100mg caffeine mỗi ngày, tương đương với một tách cà phê. Tuy nhiên, APP cũng khuyến cáo rằng, có nhiều loại nước tăng lực có nhiều hơn 100mg caffeine, do đó, nên đọc kỹ nhãn sản phẩm trước khi sử dụng.
Lượng caffeine một người trưởng thành nên dùng một ngày là 400mg, tương đương với 4 ly cà phê
Nhiều loại nước tăng lực chứa hơn 100mg caffeine, đó là một lý do tại sao Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyên không nên dùng chúng cho bất kỳ trẻ em hoặc thanh thiếu niên nào.
Các thành phần khác cũng có vấn đề
Trong khi hàm lượng caffeine cao là lý do chính khiến các chuyên gia thận trọng đối với việc uống nước tăng lực. Bác sỹ Nhi khoa Priscilla Mpasi đồng thời là Chủ tịch khu vực II của Hiệp hội Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, cô cũng lo ngại về các chất phụ gia có thể có trong nước tăng lực như guarana, taurine, L-carnitine. Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa có đủ thông tin về những chất phụ gia này nên chưa thể đưa ra khuyến nghị về mức tiêu thụ an toàn cho riêng từng chất.
Nước tăng lực có thể góp phần gây ra bệnh tim
Theo bác sỹ tim mạch Martha Gulati thuộc Viện Tim Cedars-Sinai (Mỹ), một trong những mối quan tâm khi sử dụng nước tăng lực là nhịp tim không đều, hay còn được gọi là loạn nhịp tim, có thể xảy ra do “tim quá kích thích”.
Nghiên cứu lâm sàng cho thấy sau khi uống nước tăng lực khoảng một giờ thì nhịp tim của những người khỏe mạnh đã tăng lên đáng kể. Điều này có nghĩa là tâm thất trái phải làm việc nhiều hơn trong suốt một giờ sau đó, làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim. Kết quả nghiên cứu này được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội X-quang Bắc Mỹ (RSNA).
Rối loạn nhịp tim có thể ảnh hưởng đến lượng máu bơm khắp cơ thể, khiến bạn cảm thấy ngất xỉu. Theo thời gian, rối loạn nhịp tim không được điều trị có thể dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn hoặc tử vong.
Bên cạnh đó, nước tăng lực còn ảnh hưởng tới huyết áp. Một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên từ năm 2019 cho thấy nước tăng lực làm tăng huyết áp ở những người trẻ khỏe mạnh. Và một nghiên cứu khác được công bố trong năm nay đã cho thấy ảnh hưởng của nước tăng lực với bệnh tăng huyết áp ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Bác sỹ Gulati nói rằng nước tăng lực có thể làm tăng nguy cơ ở những người đã bị tăng huyết áp vì những đồ uống này có thể làm tăng huyết áp của họ một cách thường xuyên. Tuy nhiên, bà cho biết nhiều người không nhận ra mình bị tăng huyết áp, đặc biệt là người trẻ trẻ.
“Tôi nghĩ rằng mọi người nên cẩn thận với những gì họ sử dụng,” Gulati nói.
Khuyến cáo từ các chuyên gia y tế là, không nên uống quá 400mg caffeine/ngày đối với người sức khỏe tốt, với phụ nữ mang thai là 200mg, trẻ em tối đa 30 - 100mg. Ngoài caffeine và các chất phụ gia kích thích khác, nhiều loại nước tăng lực có chứa lượng đường cao. Các chuyên gia nói rằng hàm lượng đường trong nước tăng lực có thể góp phần làm tăng cân và các vấn đề về răng miệng.
Bình luận của bạn