Hội chứng dị ứng với cây thông Noel là gì?

Cây thông có thể là "thủ phạm" gây dị ứng với nhiều người

10 cách giảm ngứa da tại nhà

Bị suy tim nhưng dị ứng thuốc Tây, có nên dùng thảo dược?

Làm thế nào để cải thiện viêm mũi dị ứng?

Nơi ẩn náu của các tác nhân gây dị ứng trong nhà

Hội chứng mang tên "cây thông Noel"

The BS. Zachary Rubin – chuyên khoa Dị ứng Nhi (Illinois, Mỹ), hội chứng cây thông Noel xảy ra khi một người có triệu chứng dị ứng mỗi khi ở gần cây thông, dù là cây tươi hay cây giả. Tình trạng chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi… có thể kéo dài vài tuần mới thuyên giảm.

Không chỉ người có tiền sử hen suyễn và cơ địa dị ứng, ngay cả người khỏe mạnh cũng có thể gặp hội chứng này mỗi khi đến mùa Giáng sinh. BS. Rubin lý giải một số lý do khiến bạn dị ứng với cây thông như sau:

Cây thông tươi

Nhựa thông và phấn hoa bám trên cây thông thật có thể gây dị ứng mỗi mùa Giáng sinh

Nhựa thông và phấn hoa bám trên cây thông thật có thể gây dị ứng mỗi mùa Giáng sinh

Theo Hội Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Mỹ, 2 bộ phận của cây thông dễ gây dị ứng nhất là hạt thông và phấn hoa. Với người bị dị ứng khi ăn hạt thông, việc tiếp xúc với cây thông Noel chỉ gây ra nguy cơ dị ứng thấp. Tuy nhiên, sốc phản vệ vẫn có thể xảy ra.

Phấn hoa của cây thông ít khi gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bởi tới mùa Xuân cây thông mới bắt đầu thụ phấn. Mối nguy đến từ các loại phấn của cỏ dại (như cỏ phấn hương ambrosia), có thể bám lên cây thông do quá trình chặt cây.

BS. Rubin nhận định, “thủ phạm” chính gây ra triệu chứng dị ứng có thể đến từ các hợp chất terpene có trong nhựa cây thông, tạo nên mùi thơm đặc trưng của mùa Giáng sinh. Chúng có thể gây viêm đường thở, khiến bạn bị nghẹt và chảy nước mũi, ho… Đây là cơ chế phản xạ tự nhiên của hệ miễn dịch khi tiếp xúc với các hóa chất lạ.

Ngoài ra, cây thông tươi còn có thể chứa thuốc trừ sâu, bụi, dịch tiết của công trùng hoặc nấm mốc, kích thích phản ứng dị ứng từ nhẹ đến nặng. Nhựa thông có chứa rosin – chất gây dị ứng ngoài da với nhiều người.

Cây thông giả

Những cây thông giả và vật trang trí trên chúng có thể chứa nhiều bụi, nấm mốc

Những cây thông giả và vật trang trí trên chúng có thể chứa nhiều bụi, nấm mốc

Ở những nước nhiệt đới như Việt Nam, cây thông giả là vật trang trí phổ biến trong mùa Giáng sinh. Do có thể tái sử dụng nhiều năm, cây thông giả tích tụ nhiều mạt bụi, nấm mốc cũng như dịch tiết của côn trùng. Nếu bạn bảo quản cây thông trong túi nylon, cất trong gác xép ẩm thấp, các loại động vật nhỏ có thể chui vào đó trú ngụ.

May thay, bạn không phải lo ngại về phấn hoa, nhựa thông hay thuốc trừ sâu khi dùng cây thông giả.

Cách khắc phục hội chứng cây thông Noel

Theo BS. Rubin, người gặp triệu chứng dị ứng như chảy nước mắt nước mũi, ngứa ngáy, hắt hơi… khi tiếp xúc với cây thông, hãy cân nhắc dùng thuốc kháng histamine đường uống để cải thiện tình trạng này. Tắm rửa sạch sẽ vào buổi tối cũng giúp rửa trôi các tác nhân gây dị ứng bám trên da, tóc. Bạn có thể vệ sinh mũi hàng ngày với nước muối sinh lý hoặc bình neti.

Để phòng ngừa hội chứng kỳ lạ này, bạn có thể chủ động thực hiện các biện pháp:

- Làm sạch cây thông trước khi trang trí trong phòng, dù là cây thật hay cây giả. Bạn có thể mang cây ra ngoài trời, dùng vòi nước xịt rửa sạch. Nếu phải thực hiện trong nhà, hãy đeo khẩu trang che kín mũi miệng và găng tay để hạn chế kích ứng.

- Bảo quản cây thông Noel giả trong các hộp đựng kín, tránh nấm mốc phát triển. Cứ 4-6 tháng, bạn có thể kiểm tra xem côn trùng, mạt bụi, nấm mốc có bám lên cây không.

- Vệ sinh sạch sẽ cả các vật dụng trang trí cây thông, bởi chúng cũng dễ bám bụi. Dùng khăn vải sạch, thấm nước để lau chùi.

- Thay đồ sau khi xử lý cây thông, hạn chế mang trang phục này vào phòng ngủ.

- Bật máy lọc không khí gần vị trí đặt cây thông.

- Cây thông thật nên được vứt bỏ ngay sau khi hết lễ. Quá trình phân hủy cây thông có thể gây ra nấm mốc. 

 
Quỳnh Trang (Theo USA Today)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp