Phospho có vai trò gì với sức khỏe?

Những loại thực phẩm giàu phospho

Thiếu phospho ảnh hưởng thế nào đến cơ thể?

Thiếu phospho: Còi xương như chơi!

Kháng phospholipid – nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp

Cảnh báo tử vong ở trẻ khi dùng thuốc đau răng, táo bón

Giảm thức ăn chứa phospho để giảm tải cho thận

Phospho cần thiết cho nhiều phản ứng sinh hóa diễn ra trong cơ thể, chẳng hạn như chuyển đổi thực phẩm bạn ăn thành năng lượng. Nó cũng cần thiết cho sự co bóp bình thường của các cơ, sự dẫn truyền thần kinh, chức năng thận và giúp xương chắc khỏe.

Viện Hàn lâm Khoa học, Kỹ thuật và Y tế Quốc gia Mỹ đã xác định nhu cầu cần thiết của cơ thể với phospho, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và tuổi tác như sau:

- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 460mgr/ngày

- Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 500mgr/ngày

- Trẻ em và thanh thiếu niên từ 9 – 18 tuổi: 1.250mgr/ngày

- Người trên 19 tuổi: 700mgr/ngày

- Phụ nữ mang thai và cho con bú: 700mgr/ngày

Những nguồn thực phẩm chứa nhiều phospho cũng có chứa nhiều protein, bao gồm thịt, các loại hạt, các loại đậu, các sản phẩm từ sữa, trái cây và rau củ quả… Ngũ cốc nguyên hạt cũng có chứa phospho nhưng ở dạng khiến cơ thể khó hấp thụ hơn.

Phospho có nhiều trong các loại thực phẩm hàng ngày

Trên thực tế, phospho là khoáng chất rất ít khi bị thiếu hụt trong cơ thể. Tình trạng thiếu phospho có thể xảy ra do sử dụng một số loại thuốc nhất định, thực phẩm bổ sung calcium carbonate hoặc một số thuốc kháng acid... Thiếu phospho có thể dẫn đến chán ăn, thiếu máu, đau cơ, yếu đuối và dẫn đến chứng loãng xương.

Hiện tượng nhiễm độc phospho cũng hiếm khi xảy ra, nhưng những người mắc bệnh thận nặng hoặc gặp vấn đề với calci cũng có thể bị dư thừa phospho trong máu.

Hoài Thương H+ (Theo Verywell.com)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng