Chạy bộ có gây hại cho đầu gối không?

Chạy bộ không gây hại cho đầu gối mà còn giúp hình thành sụn.

Podcast: Người bệnh ung thư có chạy bộ được không?

Podcast: Có nên chạy bộ buổi tối không?

Bạn nên đi bộ hay chạy bộ?

Chạy bộ thế nào khi trời lạnh?

Nếu bị viêm khớp hoặc các chấn thương khác, nên trao đổi với bác sĩ trước khi chạy

Theo chuyên gia y học thể thao, TS. Jeffrey Fleming thuộc Trung tâm Y tế Đại học Pittsburgh (Mỹ) và đồng thời là Giám đốc Y khoa của Giải chạy Marathon Pittsburgh, khuyến cáo rằng những người có tiền sử viêm khớp, các bệnh lý nền hoặc vấn đề chỉnh hình nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu chạy bộ để đảm bảo an toàn. Ông nhấn mạnh sự đa dạng trong các hạn chế và triệu chứng liên quan đến viêm khớp và chấn thương giữa các cá nhân, và việc tham vấn y tế giúp đảm bảo mỗi người nhận được phương pháp điều trị phù hợp.

Cùng quan điểm, TS.BS AJ Monseau thuộc Khoa Cấp cứu và Y học thể thao tại Đại học West Virginia (Mỹ) cũng lưu ý rằng, nếu xuất hiện các cơn đau nhói hoặc âm ỉ ở khớp sau mỗi lần chạy, việc thăm khám bác sĩ là cần thiết trước khi tiếp tục luyện tập. Điều này giúp xác định nguyên nhân gây đau và ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn có thể phát sinh.

Chạy bộ có thể giúp hình thành sụn ở người khoẻ mạnh

Theo TS.BS Monseau, các bằng chứng hiện tại đều cho thấy hoạt động chạy bộ có khả năng cải thiện sức khỏe của sụn khớp ở một mức độ nhất định, với điều kiện người tập không gặp phải chấn thương.

Sụn khỏe mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng vận động trơn tru và giảm đau cho các khớp và xương. Chúng hoạt động như một lớp đệm bôi trơn, đồng thời hấp thụ lực tác động khi cơ thể di chuyển, qua đó bảo vệ xương khỏi những tác động trực tiếp. Như vậy, chạy bộ cũng có thể giúp tăng cường cơ và xương xung quanh đầu gối.

Chạy bộ giúp ngăn ngừa loãng xương

Các chuyên gia cho biết, chạy bộ có tiềm năng ngăn ngừa loãng xương thông qua việc tăng cường mật độ xương. Theo đó, loãng xương là tình trạng xương trở nên yếu và dễ gãy do sự suy giảm mật độ xương, đặc biệt phổ biến ở phụ nữ sau mãn kinh do sự sụt giảm estrogen gây ra tình trạng mất xương.

Do đó, việc tập thể dục, đặc biệt là trước thời kỳ mãn kinh, có thể giúp tăng mật độ xương, mang lại lợi thế về mật độ xương cao hơn khi quá trình mất estrogen bắt đầu, mặc dù việc tập luyện trong giai đoạn mãn kinh vẫn mang lại những lợi ích đáng kể.

Chạy bộ không làm tăng nguy cơ mắc viêm khớp

Các chuyên gia đều cho rằng, chạy bộ không phải là nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp. TS. Fleming cho biết, nghiên cứu gần đây cho thấy chạy bộ không trực tiếp dẫn đến viêm khớp gối. Thậm chí, một số bằng chứng còn gợi ý rằng những người chạy bộ giải trí có thể ít nguy cơ mắc bệnh này hơn so với những người không chạy.

Tuy nhiên, TS. Fleming cũng lưu ý rằng vẫn chưa xác định rõ liệu việc chạy bộ có vai trò trực tiếp trong việc giảm tỷ lệ viêm khớp hay do những người chạy bộ thường có xu hướng duy trì lối sống lành mạnh hơn, bao gồm chế độ ăn uống khoa học và lịch trình tập luyện đều đặn.

Chạy bộ mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.

Chạy bộ mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.

Nên kết hợp giữa tập luyện và các bài tập sức mạnh để tối ưu sức khoẻ

Việc tăng cường sức mạnh cho các nhóm cơ xung quanh khớp gối, bao gồm cơ tứ đầu đùi, cơ mông và đặc biệt là các cơ lõi, đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa chấn thương khi chạy, đặc biệt đối với những người mới bắt đầu. Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với khuyến nghị của Học viện Y học Thể thao Mỹ, theo đó, bên cạnh các bài tập tim mạch, việc tập luyện sức mạnh và sức bền cũng cần được chú trọng.

Đối với những người còn lo ngại khi bắt đầu chạy bộ, có thể áp dụng một số biện pháp để giảm thiểu nguy cơ chấn thương và đau khớp. Trước hết, việc khởi động kỹ lưỡng là cần thiết, mặc dù thời gian khởi động có thể khác nhau tùy thuộc vào cảm nhận cá nhân. TS. Monseau lưu ý rằng một vài phút khởi động nhẹ nhàng có thể đủ cho một số người, trong khi những người khác có thể cần thời gian dài hơn. Bên cạnh đó, TS. Fleming khuyến cáo nên bắt đầu luyện tập một cách từ từ, tránh tăng cường độ hoặc quãng đường đột ngột, đặc biệt khi chuẩn bị cho các sự kiện như chạy bán marathon. Việc tập luyện quá sức quá sớm là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến chấn thương.

Một yếu tố quan trọng khác trong việc ngăn ngừa chấn thương và giảm nguy cơ viêm khớp là đảm bảo kỹ thuật chạy phù hợp và sử dụng trang thiết bị thích hợp, đặc biệt là một đôi giày chạy tốt.

Để có được lời khuyên về kỹ thuật chạy và lựa chọn giày phù hợp, có thể tìm đến các chuyên gia như bác sĩ y học thể thao, huấn luyện viên cá nhân hoặc chuyên gia vật lý trị liệu. Ngoài ra, nên chạy trên các bề mặt mềm hơn như đường chạy hoặc cỏ có thể giúp giảm tác động lên khớp. Trong trường hợp chạy bộ không phù hợp, đi bộ nhanh hoặc đi bộ trên dốc vẫn có thể mang lại những lợi ích tương tự.

 
Hà Chi (Theo HuffPost)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp