Bạn nên đi bộ hay chạy bộ?

Đi bộ và chạy bộ hiện đang là những hình thức vận động phổ biến và đơn giản nhất dành cho mọi người.

Chạy bộ có thể cải thiện bệnh trầm cảm

Bài tập bụng 15 phút giúp cải thiện khả năng thăng bằng

Làm thế nào để duy trì thói quen chạy bộ mỗi ngày?

Đi bộ hay chạy bộ giảm cân tốt hơn?

Đi bộ hay chạy, câu trả lời không nằm ở việc lựa chọn hình thức vận động nào là tốt nhất, mà quan trọng là bạn có duy trì thói quen vận động hay không. Dù bạn chọn sải bước nhẹ nhàng hay chạy bộ hăng say, bạn đều đang tích lũy những phút giây vận động quý giá. Và điều này hoàn toàn phù hợp với khuyến nghị của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), đó là dành ít nhất 150 phút mỗi tuần cho các hoạt động thể chất vừa phải đến mạnh mẽ. Vì vậy, hãy tự do lựa chọn hình thức vận động mà bạn yêu thích nhất và tận hưởng những lợi ích mà nó mang lại.

Lợi ích của đi bộ

Đi bộ là một hình thức vận động lý tưởng, đặc biệt phù hợp với những người mới bắt đầu tập luyện hoặc những cá nhân ưu tiên các bài tập nhẹ nhàng, giảm áp lực lên các khớp xương.

Đối với những người mới, việc bắt đầu từ đi bộ cũng giúp hình thành nên thói quen tập luyện dễ dàng hơn. Sự đơn giản của việc đi bộ giúp người tập dễ dàng duy trì tính nhất quán, tạo nền tảng vững chắc để đạt được những mục tiêu lớn hơn trong tương lai. Thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những cải thiện đáng kể về sức khỏe thường xảy ra khi một người chuyển từ lối sống ít vận động sang có hoạt động thể chất, dù chỉ là đi bộ. Cụ thể, đi bộ giúp cải thiện những vấn đề sau:

- Giúp cải thiện sức khoẻ tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim.

- Cải thiện mức cholesterol và huyết áp.

- Cải thiện chất lượng cuộc sống và chức năng thể chất, nhận thức.

Lợi ích của việc chạy bộ

Chạy và đi bộ đều là các hoạt động thể chất có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên, chạy mang lại hiệu quả cao hơn trong việc đốt cháy năng lượng. Khi chạy, các cơ bắp hoạt động mạnh mẽ hơn, đòi hỏi cơ thể tiêu thụ nhiều calo hơn. Điều này dẫn đến việc tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp giảm cân hiệu quả hơn so với đi bộ. Bên cạnh đó, chạy cũng làm tăng nhịp tim, giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện tuần hoàn máu và cung cấp đủ oxy cho các cơ quan trong cơ thể.

Tuy nhiên, chạy bộ thường tác động nhiều hơn đến khớp, cơ và dây chằng. Chính vì vậy, chạy bộ không dành cho tất cả mọi người.

Như vậy, lợi ích của chạy bộ bao gồm:

- Cải thiện sức khoẻ tim mạch, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim.

- Cải thiện mức cholesterol và huyết áp.

- Cải thiện chất lượng cuộc sống và chức năng thể chất, nhận thức.

- Tiêu hao nhiều năng lượng hơn so với đi bộ.

- Cải thiện sức khoẻ tổng thể nhanh hơn.

Chạy bộ được coi là một bài tập vận động mạnh, vì vậy nếu không thực hiện đúng rất dễ gây chấn thương.

Chạy bộ được coi là một bài tập vận động mạnh, vì vậy nếu không thực hiện đúng rất dễ gây chấn thương.

Vậy đâu là phương án phù hợp với bạn?

Việc lựa chọn giữa đi bộ và chạy bộ là một quyết định cá nhân, có thể thay đổi tùy thuộc vào sở thích, thể trạng và mục tiêu tập luyện của mỗi người. Nhưng có khá nhiều yếu tố cần được cân nhắc, bao gồm mức độ thể lực hiện tại, mục tiêu muốn đạt được, thời gian dành cho tập luyện, các bài tập khác đang thực hiện và quan trọng hơn cả, niềm vui mà bạn tìm thấy trong mỗi hoạt động.

Theo Tiến sĩ Rachelle Reed, một chuyên gia về thể chất tại Mỹ chia sẻ, việc nhìn nhận tổng thể các hoạt động thể chất của mỗi người là rất quan trọng. Nếu bạn đã có một lịch trình tập luyện đa dạng bao gồm cả các bài tập cường độ cao (HIIT), bơi lội, và tập sức bền, việc thêm chạy bộ vào có thể không cần thiết, thậm chí còn gây quá tải cho cơ thể. Thay vào đó, một hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ có thể giúp cơ thể phục hồi tốt hơn, chuẩn bị cho những buổi tập tiếp theo. Đặc biệt, đối với những người mới bắt đầu tập luyện hoặc đang trong quá trình phục hồi chấn thương, đi bộ là một lựa chọn an toàn và hiệu quả để khởi động.

Trong trường hợp thời gian tập luyện có hạn và bạn muốn tối ưu hóa lợi ích cho hệ tim mạch, chạy bộ là một lựa chọn hiệu quả. So với các bài tập tim mạch khác hoặc duy trì một lịch trình tập luyện dày đặc thì dành thời gian tập trung vào chạy bộ sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong việc tăng cường sức khỏe tim mạch.

Khi nào nên chuyển từ đi bộ sang chạy bộ?

Việc chuyển đổi từ đi bộ sang chạy là một quá trình tự nhiên và tùy thuộc vào từng cá nhân. Bạn sẽ cảm nhận rõ ràng khoảnh khắc cơ thể khao khát vượt qua giới hạn của việc đi bộ, mong muốn được di chuyển nhanh hơn và mạnh mẽ hơn. Khi bạn đã đạt được mức độ thể chất nhất định với việc đi bộ, dù có tăng cường độ hay khoảng cách, bạn sẽ nhận thấy rằng cơ thể đã thích nghi và không còn cảm thấy nhiều thử thách. Theo TS. Reed: “Đến giai đoạn này, việc đi bộ vẫn rất tốt để duy trì thể lực nhưng sẽ khó giúp bạn nâng cao hơn nữa. Do đó, bạn cần bổ sung thêm các bài tập cường độ cao để tiếp tục phát triển”.

Để chuyển đổi từ đi bộ sang chạy, bạn có thể áp dụng phương pháp chạy ngắt quãng. Cụ thể, hãy bắt đầu chạy trong khoảng 4-5 phút, sau đó chuyển sang đi bộ trong 1-2 phút. Hoặc, bạn có thể luân phiên giữa các cường độ chạy với thời gian tương đương nhau. Ngoài ra, để chuẩn bị cho những quãng chạy ngắn hơn, bạn cũng có thể tăng dần quãng đường đi bộ.

Như vậy, việc bắt đầu một hành trình chạy bộ cần sự kiên nhẫn. Nếu bạn tập luyện quá mức hoặc quá nhanh sẽ dẫn đến những chấn thương không đáng có, đặc biệt đối với những người mới bắt đầu. Để tránh gặp phải những rủi ro này, người chạy cần chú ý đến quãng đường và tốc độ chạy, đồng thời cần chuẩn bị bài tập khởi động kĩ càng trước khi chạy và dành đủ thời gian để nghỉ ngơi, phục hồi sau khi chạy.

 
Hà Chi (Theo Women's Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp