- Chuyên đề:
- Khỏe & đẹp sau tuổi 35
Rụng tóc do stress diễn ra khoảng 3 tháng sau một sự kiện gây căng thẳng tâm lý
Dưỡng tóc tại nhà với dầu hạt nho
Mách bạn 7 mẹo chăm sóc da cho người đái tháo đường
Dùng mỹ phẩm thế nào để ngăn ngừa lão hóa da?
Làm sao để đẩy lùi bọng mắt?
Tại sao stress lại gây rụng tóc?
Stress có thể gây rụng tóc và ngược lại, rụng tóc quá nhiều kéo theo tâm trạng tiêu cực, khiến cho mức độ stress gia tăng. Rụng tóc do stress không để lại hậu quả nghiêm trọng, nhưng nếu kéo dài có thể làm tổn thương nang tóc, khiến tóc thưa và mỏng đi rõ rệt.
Stress thường gây rụng tóc hàng loạt, đặc biệt là sau những sự kiện gây sang chấn tâm lý nghiêm trọng. Nguyên nhân là stress thúc đẩy quá trình rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển của tóc (giai đoạn telogen effluvium).
Thông thường, một sợi tóc bình thường sẽ trải qua 3 giai đoạn: Tăng trưởng (anagen); Ngưng mọc (catagen) và cuối cùng là nghỉ/chờ rụng (telogen). Giai đoạn telogen chỉ kéo dài khoảng 3 tháng, sợi tóc bị đẩy lên khỏi da đầu, rụng đi và chuẩn bị khởi động một chu kỳ mọc tóc mới.
Trên da đầu người bình thường, tại một thời điểm bất kỳ sẽ có đến 85% tóc ở giai đoạn anagen, chỉ khoảng 10% ở giai đoạn telogen. Thế nhưng các tác nhân gây stress (cả về thể chất và tinh thần) có thể "ép" số lượng lớn nang tóc rơi vào giai đoạn chờ rụng (có thể lên tới 1/3). Hậu quả là tóc đồng loạt rụng, có khi rụng thành búi lớn khi bạn chải, gội hoặc tạo kiểu.
Yếu tố stress dẫn tới rụng tóc thường là một biến cố lớn, sau khi phẫu thuật hoặc mắc bệnh viêm nhiễm (chẳng hạn như COVID-19), thậm chí là ở các bà mẹ sau sinh. Rụng tóc cấp tính thường xảy ra khoảng 3 tháng sau sự kiện kể trên.
Làm thế nào để khắc phục được rụng tóc do stress?
Tin tốt cho người bị rụng tóc cấp tính do stress, căng thẳng là tóc sẽ mọc trở lại trong khoảng 6-12 tháng, khi chu kỳ phát triển của tóc trở lại bình thường. Đây là tốc độ lý tưởng khi bạn không gặp các vấn đề về nội tiết, dinh dưỡng hay di truyền nào khác.
Nếu bạn đang trải qua quãng thời gian stress, căng thẳng quá mức, hãy chụp ảnh mái tóc sau 2-3 tuần/lần để theo dõi dấu hiệu rụng. Một số vị trí dễ nhận thấy nhất gồm vùng quanh trán, thái dương và ngôi tóc.
Nếu tình trạng rụng tóc kéo dài đến 6 tháng, hoặc rụng ở mức đáng lo ngại, bạn nên đi khám da liễu để tìm ra nguyên nhân chính xác. Một số liệu pháp sử dụng thuốc (minoxidil hoặc finasteride) được kê đơn giúp kích thích mọc tóc.
Trong quá trình khắc phục rụng tóc, bạn nên có chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng lành mạnh. Thực đơn hàng ngày cần cung cấp đủ vitamin D3 và ferritin (một protein chứa sắt) để ngăn ngừa giai đoạn telogen đến sớm. Người đang bị rụng tóc nên hạn chế: Uốn, nhuộm, tác dụng nhiệt lên tóc, sử dụng dầu gội khô (gây tắc nghẽn nang tóc).
Bình luận của bạn