Sinemet: Thuốc điều trị Parkinson và lưu ý để sử dụng hiệu quả

Bạn cần lưu ý những gì khi dùng Sinemet để điều trị bệnh Parkinson?

Parkinson: Không chỉ là bệnh của người già!

Tôi có thể làm gì khi triệu chứng run vô căn trầm trọng hơn?

Người bệnh Parkinson bị đau thần kinh phải làm sao?

Người bệnh Parkinson bị khó ngủ, ngủ không sâu giấc phải làm sao?

Thuốc Sinemet hoạt động như thế nào?

Nguyên nhân chính gây ra bệnh Parkinson là do sự suy giảm nồng độ chất dẫn truyền thần kinh dopamine, từ đó dẫn đến các triệu chứng run tay chân, cứng đờ, co cứng cơ…

Sử dụng thuốc Sinemet giúp cải thiện các triệu chứng bệnh, kiểm soát chuyển động hiệu quả hơn nhờ thành phần hoạt chất levodopa trong thuốc có thể chuyển hóa thành dopamine trong não.

Hoạt chất carbidopa trong thuốc có thể ngăn chặn sự phân hủy levodopa trong máu, từ đó giúp lượng levodopa vào tới não được nhiều hơn. Carbidopa cũng có thể làm giảm một số tác dụng phụ của levodopa như buồn nôn và nôn mửa.

Cách dùng thuốc Sinemet

Giống như các loại thuốc Tây y khác, bạn cần tuân theo chỉ định của bác sỹ để dùng thuốc đúng cách. Với thuốc Sinemet, người bệnh Parkinson có thể cần dùng thuốc từ 3 - 4 lần/ngày.

Bạn có thể dùng thuốc Sinemet trong bữa ăn đề giúp giảm cảm giác buồn nôn. Tốt hơn hết, người bệnh Parkinson cũng nên hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein vì dưỡng chất này có thể làm giảm lượng levodopa mà cơ thể có thể hấp thụ.

Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sỹ về việc dùng thuốc Sinemet khi bổ sung một số sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa sắt. Khoáng chất này cũng có thể làm giảm khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể.

Bạn nên uống thuốc trong bữa ăn để giảm cảm giác buồn nôn

Bạn nên uống thuốc trong bữa ăn để giảm cảm giác buồn nôn

Liều lượng dùng thuốc Sinemet sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn, cũng như mức độ đáp ứng với việc điều trị. Thông thường, để giảm nguy cơ tác dụng phụ, bác sỹ sẽ kê đơn cho bạn từ liều thấp nhất, sau đó mới tăng dần liều thuốc (nếu cần).

Để đảm bảo hiệu quả của thuốc, người bệnh Parkinson cần ghi nhớ uống thuốc vào cùng thời điểm mỗi ngày.

Một vài người bệnh có thể gặp phải tình trạng mất dần tác dụng vào cuối liều, khiến các triệu chứng bệnh trở nên tồi tệ hơn trước khi tới lúc dùng liều thuốc tiếp theo. Hiện tượng “bật - tắt” (on - off) cũng có thể xảy ra, khiến người bệnh bị cứng khớp đột ngột trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu những tình trạng này xảy ra, hãy trao đổi lại với bác sỹ để được điều chỉnh liều thuốc phù hợp hơn.

Người bệnh Parkinson cũng không nên tự ý ngừng dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sỹ. Điều này có thể khiến các triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn, cũng như dẫn tới một số triệu chứng khi cai thuốc (như lo lắng, trầm cảm, lú lẫn, sốt, cứng cơ).

Để giảm thiểu các triệu chứng khi cai thuốc, bác sỹ sẽ phải cho bạn giảm liều từ từ. Thông thường, những người đã dùng thuốc trong một khoảng thời gian dài, hoặc dùng thuốc ở liều lượng cao sẽ hay gặp phải các triệu chứng cai thuốc hơn.

Tác dụng phụ của thuốc Sinemet

- Thuốc có thể gây chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, khó ngủ, đau đầu. Nếu các tác dụng phụ trên kéo dài hoặc có xu hướng trở nên tồi tệ hơn, bạn nên thông báo ngay cho bác sỹ.

Để giảm nguy cơ chóng mặt và choáng váng, bạn nên đứng dậy từ từ khi chuyển từ từ tư thế ngồi hoặc nằm.

 

- Một số người có thể bị ngủ rũ, ngủ đột ngột trong ngày. Điều này có thể gây nguy hiểm nếu bạn đang thực hiện một số hoạt động như lái xe. Nên nhớ, uống rượu bia có thể làm trầm trọng thêm tác dụng phụ này.

- Các tác dụng phụ nghiêm trọng có thể bao gồm rối loạn vận động (co thắt cơ, nháy mắt, co giật), thay đổi thị lực (nhìn mờ, nhìn đôi), đau mắt, đau dạ dày dữ dội, thay đổi tâm trạng (như lú lẫn, kích động, ảo giác), có dấu hiệu nhiễm trùng, dễ chảy máu, ngứa ran ở bàn tay/chân… Hãy thông báo ngay với bác sỹ nếu nhận thấy các tác dụng phụ này.

- Bạn nên đi cấp cứu ngay nếu gặp phải các tác dụng phụ rất nghiêm trọng như đau ngực, phản ứng dị ứng (phát ban, ngứa, sưng, khó thở)…

Một vài lưu ý khi dùng thuốc Sinemet

- Trước khi dùng thuốc, bạn nên trao đổi kỹ với bác sỹ để biết các thành phần của thuốc, tránh nguy cơ dị ứng. Bạn cũng nên trao đổi với bác sỹ về tiền sử bệnh tật của mình, đặc biệt là bệnh gan, tăng nhãn áp, các vấn đề về hô hấp (như hen suyễn), bệnh tim (như đau tim, rối loạn nhịp tim), bệnh thận, loét dạ dày/ruột, rối loạn tâm thần/tâm trạng (như trầm cảm, tâm thần phân liệt), động kinh, rối loạn giấc ngủ.

- Bạn cũng nên trao đổi với bác sỹ về các loại thuốc, sản phẩm thực phẩm chức năng bạn đang dùng, tránh nguy cơ tương tác.

- Không uống rượu bia, không sử dụng các chất kích thích khi dùng thuốc Sinemet điều trị bệnh Parkinson.

- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên trao đổi với bác sỹ trước khi dùng thuốc.

Vi Bùi (Theo Webmd)

 

TPBVSK Vương Lão Kiện - hỗ trợ giảm run tay chân

Với thành phần chính là cao Thiên ma - Câu đằng, TPBVSK Vương Lão Kiện là sự lựa chọn phù hợp cho người bị run chân tay, không chủ động được chân tay.

Đừng để run chân tay trở thành rào cản trong cuộc sống của bạn!

Vuong-Lao-Kien

Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại bài viết: TPBVSK VƯƠNG LÃO KIỆN

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vương Lão Kiện ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0981.238.218

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh