Bán tống cả “lúa non”?

SLNA có thể phải thanh lý cả lớp lúa non như Đinh Xuân Tiến

Chuyện Văn Thanh vô địch V.League và nghịch lý sân cỏ

V.League 2023 chính thức hạ màn: CAHN trở thành nhà vua mới

Văn Lâm và chuyện giữ ngôi vị số 1 V.League 2023

“Giận mà thương” trên sân Hàng Đẫy

“Chất thép” SLNA ở sân chơi trẻ châu lục

Chuyện ông chủ “đang phá đội bóng của chúng ta”

Thông tin SLNA (SLNA) bất ngờ cho mượn (rồi lại …thôi) tuyển thủ U23 Việt Nam” (hậu vệ trái sinh năm 2003 Hồ Văn Cường) đã được báo chí địa phương và báo chí thể thao đồng loạt loan đi mấy ngày qua. Không thấy lãnh đạo đội bóng đưa ra thông tin nào nhưng ai cũng hiểu điều này có nghĩa đội bóng thành Vinh hiện không những không đủ tiền để giữ lại những ngôi sao lương cao đã thành danh như Ngọc Hải, Văn Hoàng hay Xuân Mạnh, mà thậm chí còn chẳng giữ được những “ngôi sao mới hé”- lúa non, bắt đầu vào độ trưởng thành và cống hiến như Văn Cường hay thậm chí Xuân Tiến trong một ngày không xa?

Trong bối cảnh sau đại dịch COVID-19, việc một doanh nghiệp tài trợ bóng đá không dư dả lâu nay được xem là chuyện bình thường và việc họ “thắt lưng buộc bụng” trong chi tiêu, mua sắm là điều hoàn toàn có thể chấp nhận, chia sẻ. Nhưng với việc đội bóng thành Vinh vốn nghèo, liên tục chảy máu tài năng trước đây gặp được nhà tài trợ mới, những tưởng được “thoát nghèo” thì gần như ngay lập tức lại “tái nghèo” theo cách không thể nghèo hơn. Để rồi phải bán tống cả nguồn lực dự trữ như đang thấy thì thật không thể hiểu nổi lãnh đạo – nhà tài trợ mới đang suy tính điều gì?

Cầu thủ còn rất trẻ như Hồ Văn Cường cũng có thể rời SLNA là điều hiếm thấy xưa nay ở đội bóng này - Ảnh: báo Nghệ An

Cầu thủ còn rất trẻ như Hồ Văn Cường cũng có thể rời SLNA là điều hiếm thấy xưa nay ở đội bóng này - Ảnh: báo Nghệ An

Nếu như thời Ngân hàng Bắc Á tài trợ, ai cũng biết đội bóng liên tục gặp khó nhưng vẫn gom góp để giữ chân một ngôi sao làm đầu tàu dẫn dắt đội bóng, như câu chuyện liên quan đến Quang Trường, Huy Hoàng, Trọng Hoàng, Văn Khánh, Văn Đức…Chính họ là tấm gương để đàn em học tập, trưởng thành, giúp cho đội bóng liên tục có mặt ở V-League. Và dù có “thua em, kém chị” về những khoản tiền thưởng, về thu nhập thì nói chung đội bóng vẫn là một thế lực thực sự nhờ nguồn đào tạo trẻ dồi dào, về ý chí vượt khó, về một thương hiệu không thể xem thường!

Nhưng đến khi ngôi sao Văn Đức bất ngờ rời đi, trong xu thế chung không chỉ là nỗi đau riêng của đội bóng nghèo ít tham vọng SLNA, thì người ta bắt đầu hiểu rằng, nhà tài trợ mới vốn đã không mặn mà thì nay càng có cơ để cho mọi việc trôi đi theo một cách chưa từng có, chưa từng diễn ra. Vở diễn diễn ra theo lớp lang, kịch bản ấy đã và đang đưa người hâm mộ đội bóng từ bất ngờ này tới thất vọng khác. Sau Văn Đức là Ngọc Hải, Xuân Mạnh và giờ là Văn Cường, rồi tới đây là…Xuân Tiến, Văn Việt đang nổi như cồn ở U23 Việt Nam chăng? Và nếu công luận không lên tiếng, thậm chí không đòi hỏi cơ quan chức năng vào cuộc xem xét công việc cụ thể ở lò đào tạo ngốn ngân sách vài ba chục tỷ hàng năm nhưng “đầu ra” liên tục nhiều năm nay bán mua ra sao không hề ai biết, thì câu chuyện không rõ sẽ còn “trôi” tới nơi nao?

SLNA liệu có giữ được tài năng trẻ như Đinh Xuân Tiến hay không cũng là điều rất khó nói trước - Ảnh: VOV

SLNA liệu có giữ được tài năng trẻ như Đinh Xuân Tiến hay không cũng là điều rất khó nói trước - Ảnh: VOV

Đúng là với thực lực tài chính như SLNA mà mơ một vị trí trong top 3 là hoàn toàn không thực tế! Bóng đá chuyên nghiệp “tiền nào của nấy” đồng nghĩa với việc SLNA sớm muộn sẽ “mất” Ngọc Hải, Xuân Mạnh trong một bối cảnh tạm thời nào đó, nhưng Văn Cường thì hưởng lương bao nhiêu, thưởng bao nhiêu một mùa mà Tân Long không đủ sức trả? Vậy bao thế hệ cầu thủ được Nhà nước bỏ tiền đào tạo với yêu cầu phục vụ đội bóng sản sinh ra mình 5 năm từ khi ký hợp đồng chuyên nghiệp ở SLNA đã có ai được “phá vỡ” hợp đồng như Văn Cường chưa? Vì sao Văn Cường lại là một ngoại lệ cần được “giải phóng” sớm hơn mọi đồng nghiệp?

Có thể có suy ngẫm không nên để Văn Cường trong một môi trường không cạnh tranh, không tham vọng để rồi nhanh chóng cùn mòn đi? Nhưng ở SLNA cũng như bất cứ đội bóng lớn nhỏ nào, cầu thủ giỏi thì ở đâu, lúc nào “như gái đẹp lúc nào cũng lấy được chồng”? Đó là chưa kể Văn Cường đi được thì bất cứ cầu thủ trẻ nào cũng có tiền lệ để đòi hỏi, để đi ra bất cứ lúc nào mà chủ quản không thể cản ngăn, là tiền lệ cho phá đám, cho mất đoàn kết chứ còn gì nhỉ?

Nói thế để thấy rằng, lãnh đạo - nhà tài trợ SLNA có vẻ đang bất chấp truyền thống, bất chấp dư luận, coi thường người hâm mộ để đưa ra những quyết định làm xói mòn lực lượng đội bóng vốn đã yếu nay càng yếu kém trầm trọng thêm?

Điều đáng buồn là hiện nay, không chỉ ở SLNA mà cả Nam Định chẳng hạn, nhà tài trợ “trong tay vốn sẵn đồng tiền” (đằng này là không sẵn đồng tiền) lại đang hùa nhau coi thường người hâm mộ-một phần không thể thiếu làm nên bóng đá, nhất là bóng đá chuyên nghiệp. Đừng bao giờ nghĩ “tôi có tiền-tôi có quyền” rồi muốn làm gì thì làm như đang thấy. Đừng nghĩ người hâm mộ chỉ có quyền “mua vé vào sân” hoặc V-League lưa thưa khán giả vẫn đi về tới đích đấy thôi ?!

Nói cho cùng, SLNA hay Nam Định hay Gia Lai là đội bóng của địa phương, gắn bó với người hâm mộ địa phương, với thương hiệu địa phương bao năm xây đắp mới có. Một nhà tài trợ nào đó, mạnh hay yếu thì cũng chỉ là một cái tên ghép hoặc không ghép tên, đến và đi theo luật định, đầu tư làm ăn theo thị trường, nước lên thuyền lên, chứ không thể mặc định là vĩnh cửu, là “ông chủ” đời đời..

Những trụ cột như Xuân Mạnh rồi cũng lần lượt dắt tay nhau rời thành Vinh - Ảnh: VOV

Những trụ cột như Xuân Mạnh rồi cũng lần lượt dắt tay nhau rời thành Vinh - Ảnh: VOV

Không ai muốn quay lại thời bao cấp nhưng đừng bao giờ nói thời đó không có những điều tốt, điều hay. Với SLNA, nhờ bao cấp mà ra, mà nên đội bóng mạnh, trong bao cấp vẫn có chuyện luôn đúng với bất cứ thời nào như “đá tận tụy để dân thương, đá đẹp để dân sướng, đá thắng để dân vui, đá trung thực để dân tin…”. Thời chuyên nghiệp cầu thủ lương cao, thưởng hậu là một bước tiến đáng mừng. Nhưng cầu thủ đá bóng cho ai xem nhỉ? Hãy xem ở sân Hàng Đẫy, có khán giả không mặc áo vàng nào đội nắng mưa để đi cổ vũ cho Văn Đức, Văn Cường và SLNA? Rồi trên tivi trả tiền, liệu ai thường xuyên bỏ tiền để đón đợi các ngôi sao từ Nghệ An mà không phải là người hâm mộ trọ trẹ ở khắp mọi miền?

Vậy, với cách làm như đang thấy ở SLNA (cho ngôi sao lớn, ngôi sao trẻ rời đi) rồi “thắng cũng được, thua cũng được, nhưng…” thì hậu quả, kết quả mùa tới, mùa sau như thế nào là điều không muốn cũng sẽ đến: xuống hạng, tan rã một thương hiệu, tài năng bóng đá tứ tán muôn phương, địa phương sẽ mất một phong trào, một truyền thống đáng tự hào lâu nay…Vậy, phải chăng nên xem lại hoặc thậm chí xem xét tư cách nhà tài trợ, tiếp tục tìm kiếm nhà tài trợ mới đủ sức, đủ lực, đủ tâm huyết để kịp thời chấn chỉnh, đưa con thuyền SLNA đi đúng hướng trong hoàn cảnh mới này?

 
Bùi Hoa
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe