Loãng xương có thể là một trong những tác hại của mất ngủ thường xuyên
Mất ngủ, thiếu ngủ có thể tàn phá cơ thể thế nào?
Thiếu ngủ ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Những cách đơn giản giúp ngăn ngừa loãng xương
Phòng ngừa và xử trí nguy cơ loãng xương ở người cao tuổi
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Buffalo (New York, Mỹ) đã phát hiện ra rằng những người phụ nữ ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có mật độ khoáng xương thấp và nguy cơ cao bị loãng xương. Nghiên cứu được thực hiện trên 11.084 phụ nữ đã mãn kinh và tiếp bước của nghiên cứu trước đó về mối liên hệ giữa ngủ ít và nguy cơ gãy xương ở phụ nữ.
Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sỹ Heather M. Ochs-Balcom tới từ Đại học Buffalo, cho biết nghiên cứu này cho thấy rằng chất lượng giấc ngủ kém có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể và xương khớp không phải ngoại lệ\. Cô cũng hy vọng nghiên cứu như một lời nhắc nhở đến bạn cố gắng ngủ 7 tiếng hoặc nhiều hơn mỗi đêm để có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt nhất.
Loãng xương
Loãng xương là tình trạng suy giảm mật độ xương, làm xương xốp, dễ gãy
Xương là một mô sống, liên tục được hình thành và bồi đắp. Quá trình này được gọi là quá trình tái tạo xương, loại bỏ mô xương cũ và thay thế bằng mô xương mới.
Quá trình này xảy ra mạnh mẽ nhất khi bạn đi ngủ, có nghĩa là thiếu ngủ, ngủ ít có thể làm quá trình tái tạo xương không hiệu quả, dẫn đến loãng xương.
Loãng xương là tình trạng xương xốp, nguyên nhân do chất lượng và mật độ xương bị suy giảm. Loãng xương thường phổ biến ở người lớn tuổi. Nữ giới có nguy cơ loãng xương cao nhất.
Với hầu hết mọi người, sức mạnh và mật độ xương đạt đỉnh khi họ ở độ tuổi cuối 20. Sau đó, cùng với quá trình lão hóa, khả năng tái tạo xương cũng giảm đi. Mật độ xương của phụ nữ giảm nhanh đáng kể trong vài năm đầu sau khi mãn kinh.
Trên thế giới, 1/3 phụ nữ và 1/5 đàn ông ở độ tuổi 50 trở lên có nguy cơ bị gãy xương do loãng xương. Các vị trí phổ biến của gãy xương ở những người này là hông, cổ tay và cột sống.
Gãy cột sống là tình trạng vô cùng nghiêm trọng, gây ra đau đớn và có thể gây ra nhiều biến chứng. Gãy xương hông cũng thường được yêu cầu phẫu thuật và có thể gây mất khả năng đi lại bình thường.
Mật độ khoáng xương thấp
Ngủ nhiều hơn 7 tiếng mỗi đêm giúp phòng ngừa nguy cơ loãng xương ở phụ nữ
Trong nghiên cứu mới, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những phụ nữ chỉ ngủ tối đa 5 tiếng mỗi đêm có mật độ khoáng xương toàn bộ cơ thể, hông, cổ và cột sống thấp hơn đáng kể so với những người phụ nữ ngủ đủ giấc.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng nhóm ngủ ít có mật độ khoáng xương tương đương với việc già hơn 1 tuổi.
Kết quả này đã loại trừ các yếu tố như tuổi tác, chủng tộc, ảnh hưởng của mãn kinh, tình trạng hút thuốc, sử dụng rượu bia, chỉ số khối cơ thể BMI, mức độ hoạt động thể chất…
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng, giấc ngủ cùng với chế độ ăn uống và tập thể dục là những thứ bạn có thể kiểm soát trong tầm tay. Những gì bạn cần làm là ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất đều đặn và tắt đèn, tắt điện thoại di động và tạo thói quen ngủ đủ giấc.
Bình luận của bạn