- Chuyên đề:
- Xơ vữa động mạch
Cơ thể phát ra tín hiệu kêu cứu trước nguy cơ đột quỵ khi người bệnh cảm thấy “xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân”.
Bị đột quỵ não cần dùng thuốc gì?
Những điều cần biết về đột quỵ não lần hai và cách phòng ngừa
Ăn trái cây và rau củ màu trắng có thể giảm 52% nguy cơ đột quỵ?
Phòng ngừa đột quỵ não khi giao mùa ở người bệnh sau 45 tuổi
Thời tiết lạnh làm gia tăng nguy cơ tai biến, đột quỵ ở người sau tuổi 45?
Giới chuyên gia xếp thời tiết lạnh vào nhóm “sát thương cao” gây đột quỵ sau tuổi 45. Tạp chí Dịch tễ học châu Âu báo cáo, nguy cơ đột quỵ sẽ tăng tới 30% vào mùa lạnh. Lý do là bởi, nhiệt độ xuống thấp sẽ kéo theo chuỗi 5 xáo trộn trong hệ mạch máu, gồm: Co mạch máu não đột ngột khiến huyết áp tăng vọt; Tăng nội tiết tố catecholamine làm co mạch ngoại biên; Tăng tiểu cầu, hồng cầu và độ nhớt máu; Tăng vón cục máu đông; Giảm enzyme plasmin tiêu hủy huyết khối.
Bản thân mạch máu não sau tuổi 45 vốn đã “mong manh dễ vỡ”, nay chịu thêm hàng loạt tác động liên tiếp từ thời tiết lạnh sẽ quá sức chịu đựng dẫn đến tắc nghẽn hoặc xuất huyết. Khi đó, cơ thể buộc phải phát ra tín hiệu kêu cứu trước khi nguy cấp, mà điển hình “xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân”.
Theo bác sỹ Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, thời tiết lạnh là mối nguy hàng đầu với người trung tuổi có tiền sử tăng huyết áp, nguy cơ dẫn đến tai biến, đột quỵ, tử vong nếu không xử trí kịp thời. Trung bình số người nhập viện do đột quỵ vào mùa lạnh chiếm 70-80% tổng số bệnh nhân điều trị trong năm.
Ngoài ra, có nhiều bệnh nhân phải uống thuốc duy trì huyết áp nhưng không chịu đi đo huyết áp thường xuyên, bỏ thuốc vì thấy cơ thể không có tác động gì của huyết áp nên dễ dẫn tới biến chứng đột quỵ não khi huyết áp tăng đột ngột vào thời tiết lạnh.
Bác sỹ Thắng cho biết, đột quỵ có 2 dạng là đột quỵ do thiếu máu não (chiếm 80%) và vỡ mạch máu não. Tất cả đều gây tổn thương mạch máu não. Ở đột quỵ thiếu máu não, theo quá trình lão hóa, các mạch máu của người sau 45 tuổi bắt đầu bị xơ cứng, sức cản lòng mạch cao kèm những rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, mỡ máu... Trong thời tiết lạnh, cơ chế tự điều hòa tuần hoàn não của người trung niên trở nên kém hơn. Ngoài ra, tăng huyết áp trong thời gian dài ở người sau 45 tuổi cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ.
Có nhiều yếu tố liên quan đến đột quỵ gồm: Bệnh tăng huyết áp, bệnh lý chuyển hóa như đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ máu, hút thuốc, lối sống ít vận động, không lành mạnh, làm việc căng thẳng... Đây đều là bệnh lý thường gặp ở người sau tuổi 45.
Làm sao để dự phòng đột quỵ mùa lạnh ở tuổi trung niên?
Để bảo vệ tim mạch trong mùa lạnh, người sau tuổi 45 cần phải điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt để phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Các chuyên gia khuyến cáo, người trung niên và người có sẵn nguy cơ tim mạch cần giữ ấm cơ thể khi đi ngủ và mỗi khi ra khỏi phòng, kể cả đi bộ buổi sáng, tránh để cơ thể lạnh đột ngột. Ban đêm hoặc buổi sáng tỉnh giấc, nên nằm lại trên giường, vận động nhẹ nhàng 3-5 phút để cơ thể dần thích nghi, rồi mới ra khỏi chăn và bước xuống giường. Đi vệ sinh xong, nên uống ngay 200ml nước ấm để làm loãng dòng máu đã cô đặc cả đêm.
Cần điều trị tốt bệnh tăng huyết áp, phòng và điều trị đái tháo đường, khắc phục tình trạng tăng cholesterol bằng cách ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đậu nành, nhiều cá, ít thịt. Sử dụng vừa phải lượng muối, hạn chế đồ ăn có chứa mỡ động vật, đồ chiên rán, chế độ ăn quá nhiều thịt đỏ, hạn chế rượu bia, có lối sống khoa học, tập thể dục đều đặn và không hút thuốc lá...
Bên cạnh đó, để gia tăng hiệu quả ngăn ngừa đột quỵ, cần “chặn đường” hình thành cục máu đông, tốt nhất là ngăn chúng thành hình từ khi chỉ là những sợi máu đơn lẻ. Món đậu tương lên men (natto) có hơn 2.000 năm lịch sử của Nhật Bản có thể làm được điều này. Quá trình lên men hạt đậu tương sản sinh ra loại enzyme fibrinolytic đặc biệt, có khả năng làm tan cục máu đông mạnh gấp 4 lần enzyme plasmin nội sinh của cơ thể. Từ đó, góp phần chặn đến 80% nguy cơ đột quỵ do cục máu đông.
Ứng dụng y học cổ truyền kết hợp với khoa học hiện đại, các nhà nghiên cứu thuộc Dự án chương trình quốc gia số CNC.02.DAPT/13 đã kết hợp Đan sâm, Hoa hòe với Immunesoyz – một hoạt chất sinh học chiết xuất từ đậu tương lên men giúp hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch.
Trong đó, Đan sâm là dược liệu giúp làm giảm sự sản xuất fibrin nên có tác dụng giảm sự hình thành cục máu đông và làm tan huyết khối, dự phòng nhồi máu cơ tim. Hoa hòe chứa Rutin - 1 dạng vitamin P giúp hạ huyết áp, giảm mỡ máu và giúp làm bền thành mạch máu, từ đó tăng lưu lượng tuần hoàn máu, tốt não khỏe tim.
Đặc biệt, công thức còn kết hợp với Immunesoyz – chứa fibrinolytic enzyme chiết xuất từ đậu tương lên men Nhật Bản, giúp hỗ trợ làm tan cục máu đông, giảm nguy cơ hình thành mảng xơ vữa (nguyên nhân gây hẹp tắc lòng mạch, giúp tăng tuần hoàn máu tới não, tới tim).
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Minh Thông Vương New là sản phẩm của Dự án thuộc Chương trình Quốc gia số CNC.02.DAPT/13
Sản phẩm đã được cấp Chứng chỉ Công nhận Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên bởi Hội Khoa học Các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS) và Viện Đánh giá và Công nhận Quốc tế (IAI).
• CÔNG DỤNG:
Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng lưu lượng tuần hoàn máu não, tăng sức khỏe tim mạch. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn máu não và tuần hoàn ngoại vi như: đau đầu, cảm giác nặng đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, tê bì nhức mỏi chân tay
• ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:
– Người huyết áp cao, người mỡ máu cao, người có bệnh lý tim mạch
– Người suy giảm tuần hoàn máu, thiếu máu não, người hoạt động trí não nhiều.
* Khuyến cáo: Không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em, người đang bị xuất huyết, người chuẩn bị phẫu thuật. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng sản phẩm cho người rối loạn đông máu, người đang dùng thuốc chống đông máu, tai biến mạch máu não thể xuất huyết, người sau phẫu thuật, người sau chấn thương sọ não.
• HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:
– Uống 4 viên/ngày, chia 2 lần.
– Nên uống trước bữa ăn 30 phút. Uống nguyên viên, không nghiền nát hoặc nhai.
– Nên sử dụng liên tục 1 đợt từ 1-3 tháng để có kết quả tốt.
Chú ý:
– Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc
– Không dùng cho người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm
Số XNCB là: 12449/2019/ĐKSP
Số XNQC là: 1475/2020/XNQC -ATTP
Bình luận của bạn