- Chuyên đề:
- Làn da sáng hồng
Học theo phương pháp làm đẹp trên mạng xã hội có thể gây phản tác dụng với làn da của bạn
Tẩy tế bào chết vật lý: Khi nào không nên dùng?
4 lưu ý chăm sóc da mùa Thu - Đông
Lưu ý khi chăm sóc da mụn tuổi dậy thì
Chăm sóc da mùa Thu: Hãy lắng nghe và thấu hiểu làn da của mình!
Pha trộn kem chống nắng
Việc thoa nhiều lớp mỹ phẩm lên mặt là phương pháp chăm sóc da phổ biến. Tuy nhiên, với sản phẩm chống nắng, chuyên gia da liễu David Kim – Trung tâm chăm sóc da IDRISS Dermatology (New York, Mỹ) khuyên bạn nên cân nhắc kỹ càng. Kem chống nắng muốn hoạt động hiệu quả cần được thoa đều lên da. Nếu bạn trộn thêm serum và kem dưỡng ẩm vào kem chống nắng, hiệu quả bảo vệ sẽ giảm xuống.
Chuyên gia Kim gợi ý, kem chống nắng hóa học nên được thoa trước kem dưỡng ẩm, chờ da khô hoàn toàn rồi mới thực hiện các bước tiếp theo. Kem chống nắng vật lý nên là bước kết thúc chu trình chăm sóc da buổi sáng, cũng cần được thoa lên da khô.
Dùng vitamin C khi không hiểu rõ tình trạng da
Hầu hết các sản phẩm vitamin C trên thị trường đều có chứa vitamin E – một thành phần có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Người có làn da dễ nổi mụn nên sử dụng mỹ phẩm chứa chất chống oxy hóa khác thay vì vitamin C.
Lăn kim vi điểm tại nhà
Chuyên gia da liễu Marisa Garshick – Trung tâm Y khoa Cornell, thuộc Đại học Cornell (Mỹ) cảnh báo, lăn kim vi điểm tại nhà không thể đi đủ sâu vào da để đem lại lợi ích đáng kể. Nếu thực hiện không đúng cách, bạn còn có nguy cơ viêm nhiễm, tăng sắc tố và để lại sẹo trên da. Biện pháp tốt nhất là tìm tới cơ sở y tế uy tín, bác sĩ có chuyên môn để thực hiện lăn kim vi điểm.
Dùng máy hút mụn
Máy hút mụn là dụng cụ thường được dùng để hút ra bụi bẩn, tế bào chết trong lỗ chân lông. Tuy nhiều sản phẩm được quảng cáo dễ dùng tại nhà, BS Howard Sobel – bác sĩ phẫu thuật lâm sàng tại Bệnh viện Lenox Hill (Mỹ) cảnh báo không nên tự ý sử dụng.
Lực hút có thể làm tổn thương mạch máu, làm trầm trọng thêm các bệnh lý trên da, khiến da kích ứng và nổi mụn. BS Sobel gợi ý dùng các acid hữu cơ và niacinamide nếu bạn muốn làm mờ lỗ chân lông tại nhà.
Tiêm filler tại nhà
Trên mạng xã hội lan truyền nhiều video về việc tiêm môi, tiêm acid hyaluronic dưới da dễ dàng tại nhà, không gây đau đớn. Tuy nhiên, BS Lyle Leipziger – Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học North Shore cảnh báo nhiều nguy hiểm, biến chứng đi kèm việc tiêm filler tại nhà. Tự ý thực hiện bất cứ thủ thuật tiêm nào đều có nguy cơ nhiễm trùng, để lại sẹo và tổn thương không thể phục hồi trên da.
Đắp thành phần khóa ẩm lên da
Slugging là xu hướng chăm sóc da khô được nhiều người lăng xê trên mạng những năm gần đây. Chị em đắp lớp dày sản phẩm khóa ẩm như dầu khoáng (trong Vaseline và Aquaphor) lên da. Theo BS Kim, biện pháp này chỉ phù hợp với người có làn da cực kỳ khô, hoặc bị eczema trong mùa hanh khô.
Còn với người có làn da dầu, dễ nổi mụn hoặc có mụn đầu đen, đầu trắng, slugging sẽ chỉ khiến da xấu đi. BS Kim gợi ý nên dùng kem dưỡng ẩm dạng đặc, chứa lipid và ceramide giúp giữ ẩm, phục hồi mà không khiến da bị quá tải.
Tẩy tế bào chết với muối và đường
Muối hạt, tinh thể đường có tính bào mòn mạnh, có thể gây ra những vết xước rất nhỏ trên da, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm. Bạn nên chọn những sản phẩm có hạt kích thước mịn, hoặc tẩy tế bào chết hóa học với các acid hữu cơ.
Peel da cấp độ sâu
Peel da cấp độ sâu đúng cách, khi được thực hiện bởi chuyên gia và giám sát kỹ càng, có thể giúp loại bỏ nếp nhăn, trẻ hóa làn da. Tuy nhiên, chỉ một sai sót nhỏ trong quy trình có thể khiến da bị bỏng, làm tổn thương hàng rào bảo vệ da, khiến mụn thêm nặng. Đặc biệt, da sau khi peel cần có thời gian nghỉ ngơi để nhanh lành. Nếu bạn muốn da đều màu, làm mờ các đốm đồi mồi, BS Sobel gợi ý bắt đầu với mỹ phẩm chứa acid glycolic ở nồng độ thấp.
Bình luận của bạn