Tình trạng rụng tóc có thể xảy ra nếu cơ thể thiếu hụt biotin
4 mẹo chăm sóc đôi mắt “gấu trúc” thâm quầng
Cách chăm sóc tóc khi mang thai
Bí quyết giúp tóc nhanh mọc
Chăm sóc tóc với vitamin E
Tác dụng của biotin với sức khỏe mái tóc
Có nhiều nguyên nhân gây rụng tóc từ bên ngoài và bên trong cơ thể. Ngoài yếu tố di truyền, thiếu biotin hay thiếu máu, suy giáp hay mắc chứng rụng tóc nội tiết tố androgen đều có biểu hiện rụng tóc. Thói quen sinh hoạt kém lành mạnh, dinh dưỡng kém, stress kéo dài và chăm sóc tóc không đúng cách cũng góp phần khiến tóc rụng nhiều hơn.
Biotin hay vitamin B7 là vi chất quan trọng với nhiều chức năng của cơ thể như chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, điều hòa đường huyết, hình thành nên keratin… Trong đó, keratin là protein tạo nên da, tóc và móng. Đây là lý do nhiều người tin rằng bổ sung biotin có thể giúp đẩy lùi tình trạng rụng tóc, kích thích mọc tóc.
Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứu chứng minh sử dụng biotin ngoài da (trong mỹ phẩm, dầu gội, dầu xả) có thể ngăn ngừa rụng tóc. Với người bị thiếu hụt biotin, bổ sung vi chất này dưới dạng thực phẩm chức năng có thể giúp ngăn ngừa và khắc phục tình trạng rụng tóc.
Đối tượng có nguy cơ thiếu hụt biotin cao gồm: Người hút thuốc lá, ăn uống kém, mắc chứng viêm ruột, nghiện rượu, đang sử dụng thuốc (kháng sinh, chống động kinh hoặc retinoid). Nhiều người ghi nhận tình trạng rụng tóc đi kèm nổi mẩn ngứa khi thiếu biotin.
Tác dụng phụ khi dưỡng tóc với biotin
Biotin tan trong nước và không được dự trữ trong cơ thể như các vitamin tan trong chất béo khác. Lượng biotin thừa sẽ được thải ra ngoài bằng nước tiểu nên ít gây ngộ độc, nhưng không có nghĩa là bạn nên bổ sung càng nhiều càng tốt.
Biện pháp tốt nhất là chủ động cung cấp biotin đều đặn hàng ngày qua chế độ ăn uống. Theo khuyến cáo, người trưởng thành cần 30mcg biotin mỗi ngày, phụ nữ mang thai có nhu cầu cao hơn. Thực phẩm giàu biotin gồm: Trứng luộc, nội tạng động vật như gan, các loại hạt hạch, cá...
Khi cân nhắc bổ sung biotin dưới dạng thực phẩm chức năng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có liều lượng phù hợp. Viên uống, kẹo dẻo chứa biotin ít có khả năng gây tác dụng phụ, dù một số trường hợp ghi nhận bị đau bụng. Ở liều cao, biotin có thể gây mất ngủ, rối loạn tiểu tiện, khát nước. Ngoài ra, biotin cũng ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra chức năng tuyến giáp và một vài xét nghiệm khác.
Nếu bạn có ý định dùng sản phẩm chăm sóc tóc (tinh chất, dầu gội, mặt nạ tóc) chứa biotin, hãy thử một lượng sản phẩm nhỏ lên da tay trước khi thoa lên toàn bộ da đầu. Một vài triệu chứng kích ứng có thể xảy ra gồm đỏ da, ngứa ngáy, bong vảy da, nổi mẩn…
Bình luận của bạn