"Điểm mặt" những phụ gia thực phẩm tiềm ẩn nguy hiểm

Một số loại phụ gia thực phẩm có hại cho sức khỏe

Bị rò rỉ ruột phải tránh thực phẩm dán nhãn những phụ gia này

Làm thế nào để tránh chất phụ gia, hóa chất trong thực phẩm?

Tiềm ẩn nguy hiểm trong thực phẩm hàng ngày từ những chất phụ gia

Công bố 12 chất phụ gia thực phẩm độc hại hàng đầu

Chất phụ gia là gì?

Phụ gia thực phẩm là các chất được bổ sung thêm vào thức ăn, đồ uống để cải thiện hương vị, bề ngoài và bảo quản khỏi bị hư thối, kéo dài thời gian sử dụng của chúng. Nếu không có chất phụ gia thì thực phẩm rất khó có sự phong phú và đa dạng như hiện nay. Tuy nhiên, dùng không đúng liều lượng, chủng loại nhất là những phụ gia không cho phép dùng trong thực phẩm sẽ gây những nguy hiểm cho sức khỏe.

Các chất phụ gia có hại trong thực phẩm cần tránh

Hàn the

Hàn the có thể làm chậm quá trình phân hủy thực phẩm khiến thịt, cá giữ được vẻ tươi lâu hơn, làm cho bún, bánh phở, bánh cuốn, bánh đa, giò… trở nên giòn, dai.

Hàn the có thể gây độc cấp tính hoặc mạn tính cho người sử dụng. Nếu dùng liều từ 5gr trở lên đã gây ngộ độc cấp tính, có thể dẫn đến tử vong. Khi vào cơ thể hàn the khó bị đào thải mà đọng lại ở gan, khi lượng tích tụ đủ lớn sẽ gây bệnh mạn tính. Đối với hệ tiêu hóa nó gây nôn mửa, đau bụng tiêu chảy, đầy bụng khó tiêu; với da thì gây ban đỏ dẫn đến tróc vẩy. Về thần kinh, hàn the gây kích thích dẫn đến trầm cảm, suy giảm trí nhớ hoặc kích thích màng não, thay đổi nhiệt độ cơ thể. Hiện nay, hàn the được cấm sử dụng tại Việt Nam và nhiều nước khác.

Màu thực phẩm nhân tạo

Được tìm thấy trong gần như tất cả các thực phẩm được chế biến sẵn, thuốc nhuộm màu thực phẩm nhân tạo có liên quan đến các vấn đề về hành vi, ADDADHD (hội chứng không chú ý) ở trẻ em. Cũng có những mối liên hệ với bệnh ung thư và chứng suy thoái tế bào thần kinh.

Hương vị nhân tạo

Hương vị nhân tạo là chất hóa học được sử dụng để bắt chước hương vị tự nhiên. Tuy nhiên, chúng có thể gây chóng mặt, đau ngực, đau đầu, mệt mỏi, trầm cảm và các vấn đề về não cho người dùng.

Chất nhũ hóa nhân tạo

Chất nhũ hóa giúp hình thành nhũ tương và cũng có thể tương tác với các thành phần thực phẩm khác. Nó được sử dụng trong bánh mì, nước xốt salad, kem... để làm mịn và chống lại sự tan chảy. Chất nhũ hóa có liên quan đến hội chứng chuyển hóa bao gồm béo phì, đái tháo đường type 2, bệnh tim mạch… Ngoài ra, nó cũng dẫn đến các bệnh viêm đường ruột ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa.

Phụ gia thực phẩm tổng hợp có thể làm tăng hình thức, mùi vị và mùi thơm nhưng tốt hơn hết bạn nên sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để thay thế. Bên cạnh đó, để đảm bảo sức khỏe, khi chọn mua sản phẩm cần lưu ý hàm lượng phụ gia ghi trên nhãn mác, có địa chỉ sản xuất rõ ràng.

Lê Tuyết H+ ( Theo Timesnownews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng