Thiết bị theo dõi sức khỏe có dành cho tất cả mọi người?

Thiết bị theo dõi sức khỏe có thể là đồng hồ, vòng đeo tay vừa có nhiệm vụ theo dõi sức khỏe vừa được coi là món đồ phụ kiện như trang sức.

Dự báo nguy cơ đột quỵ dựa trên sức khoẻ đường ruột

Apple Health Study: Nghiên cứu sức khỏe toàn diện từ Apple

Mối nguy sức khỏe từ “hóa chất vĩnh cửu”

Tác dụng của đậu gà đối với sức khỏe

Cụ thể, trên Reddit (một diễn đàn phục vụ mục đích giải trí và cung cấp tin tức nổi tiếng) tràn ngập những bài đăng về sự lo lắng do máy theo dõi sức khỏe gây ra. Một người dùng đã viết: "Khi số liệu của tôi tốt, tôi cảm thấy hạnh phúc, nhưng thỉnh thoảng một chỉ số giảm xuống và tôi ngay lập tức hoảng loạn."

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ (tháng 7/2024) đã chỉ ra rằng những người bị rung tâm nhĩ đeo thiết bị theo dõi sức khỏe thường lo lắng hơn, chú ý nhiều hơn đến các triệu chứng và có xu hướng tìm kiếm thông tin y tế không chính thống so với những người không sử dụng thiết bị này.

Mặc dù không phải ai sử dụng thiết bị theo dõi sức khỏe cũng gặp các vấn đề về tâm lý, nhưng với việc ngày càng có nhiều người sử dụng các thiết bị này, nguy cơ lo lắng là hoàn toàn có thể xảy ra. Điều quan trọng là phải sử dụng các thiết bị này một cách có ý thức và biết khi nào nên tạm dừng. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn nên cân nhắc tạm ngừng sử dụng thiết bị theo dõi sức khỏe, theo các chuyên gia tâm lý:

1. Ám ảnh về các con số

Sử dụng thiết bị theo dõi sức khỏe có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng điều quan trọng là phải quản lý được cảm xúc của mình. Việc không đạt được mục tiêu hàng ngày, ví dụ như số bước chân, là điều bình thường và có thể gây một chút thất vọng.

Theo TS. Economou, trợ lý giáo sư tại Khoa Tâm lý học Ứng dụng của Đại học Rutgers (Mỹ), điều quan trọng là cách chúng ta phản ứng với những kết quả đó. Ông cho rằng những vận động viên chuyên nghiệp thường có mối quan hệ lành mạnh với thể thao và chấp nhận việc không phải lúc nào họ cũng chiến thắng. Học cách chấp nhận 'thất bại' và không để tâm trạng bị ảnh hưởng bởi kết quả là rất quan trọng.

TS. Economou cũng khuyên người dùng nên nhìn nhận mọi việc trong bức tranh tổng thể, bởi vì không phải lúc nào chúng ta cũng có thể đạt được mục tiêu của mình.

2. Thường xuyên tra cứu về các chỉ số sức khỏe của mình

Thiết bị theo dõi sức khỏe cung cấp nhiều dữ liệu về sức khỏe, nhưng việc cố gắng tự diễn giải chúng có thể gây ra tác dụng ngược. Theo TS. Thea Gallagher, giáo sư tại trường NYU Langone Health (Mỹ), các thiết bị theo dõi sức khỏe có thể khiến người dùng liên tục tìm kiếm và phân tích các chỉ số sức khỏe của mình một cách quá mức, hành động này thường được gọi là "doomscrolling" (tức là việc lướt mạng quá nhiều khiến bạn cảm thấy tiêu cực).

TS. Gallagher chia sẻ về một trường hợp bệnh nhân mắc chứng lo âu về sức khỏe, người này thường xuyên tìm kiếm thông tin về nhịp tim trên mạng mỗi đêm. Tuy nhiên, việc tự diễn giải các chỉ số này có thể gây ra những lo lắng không cần thiết, bởi lẽ không phải ai cũng có kiến thức chuyên môn để hiểu đúng ý nghĩa của chúng. Hơn nữa, độ chính xác của các thiết bị theo dõi cũng là một vấn đề cần được xem xét.

3. Bạn cảm thấy lo lắng khi không thấy dữ liệu

Thiết bị theo dõi sức khỏe không phải lúc nào cũng hoạt động hoàn hảo. Đôi khi chúng bị trục trặc, thu thập dữ liệu không chính xác. Việc này có thể gây lo lắng, đặc biệt là khi bạn đã quen với việc liên tục theo dõi các chỉ số sức khỏe của mình. Theo TS. Economou, sự lo lắng này tương tự như việc chúng ta nghiện điện thoại và mạng xã hội.

4. Bạn bỏ qua cảm nhận thực tế của bản thân

Thiết bị theo dõi sức khỏe là công cụ hỗ trợ sức khỏe, nhưng không nên thay thế khả năng lắng nghe cơ thể. Việc quá tập trung vào các chỉ số từ thiết bị mà bỏ qua cảm giác thực tế có thể gây ra những vấn đề.

Theo TS. Shannel Kassis Elhelou, nhà tâm lý học thần kinh tại Trung tâm Y tế Providence Saint John (Mỹ), việc ưu tiên dữ liệu từ thiết bị theo dõi sức khỏe dõi hơn là cảm giác đói, no, mệt mỏi có thể khiến chúng ta mất kết nối với các tín hiệu bên trong. Thậm chí, bạn có thể cảm thấy khỏe khoắn nhưng lại nghi ngờ bản thân chỉ vì máy theo dõi đánh giá giấc ngủ của bạn không tốt.

Cách sử dụng thiết bị theo dõi sức khỏe

Các chuyên gia gợi ý rằng nếu việc sử dụng thiết bị theo dõi sức khỏe khiến bạn cảm thấy căng thẳng, đó có thể là dấu hiệu bạn cần tạm ngừng sử dụng một thời gian.

Nếu bạn muốn sử dụng lại thiết bị theo dõi sức khỏe sau một thời gian tạm dừng, điều quan trọng là phải xác định rõ mục tiêu của mình. Theo Anderson Jr., trước khi bắt đầu lại, hãy tự hỏi bản thân: Tại sao chúng ta sử dụng thiết bị theo dõi? Mục tiêu cuối cùng của chúng ta là gì? Chúng ta mong muốn điều gì từ thông tin mà thiết bị cung cấp? Những chỉ số đó có phản ánh giá trị của bản thân không?

Ông cũng khuyên nên đặt ra những giới hạn rõ ràng và tập trung vào xu hướng dài hạn, thay vì ám ảnh về các con số hàng ngày. Thay vì kiểm tra liên tục, hãy giới hạn tần suất kiểm tra, ví dụ như một lần/ngày.

Nếu sau khi quay lại sử dụng thiết bị và bạn cảm thấy lo lắng trở lại, TS. Gallagher cho rằng đã đến lúc ngừng sử dụng thiết bị này hoàn toàn và cân nhắc điều gì thực sự gây ra sự lo lắng của bạn. Bà cũng gợi ý rằng nếu bạn chưa từng đi trị liệu và thiết bị này thường xuyên gây ra lo lắng, việc nói chuyện với một chuyên gia sức khỏe tâm lý có thể hữu ích.

 
Việt An (Theo Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp