Sự thật về công dụng của thiết bị theo dõi giấc ngủ

Thiết bị công nghệ có thể hỗ trợ theo dõi chất lượng và thói quen ngủ của bạn

Lời khuyên cho người có thói quen trì hoãn giấc ngủ

Lý do nên duy trì “khung giờ cố định” cho giấc ngủ

Cải thiện chất lượng giấc ngủ với tiếng ồn hồng

Tác dụng phụ cần lưu ý khi cải thiện giấc ngủ với melatonin

Hạn chế của công nghệ theo dõi giấc ngủ

Những năm gần đây, công nghệ theo dõi giấc ngủ ngày càng thịnh hành với các sản phẩm thiết bị cảm biến, ứng dụng theo dõi như Oura, Fitbit, đồng hồ thông minh Apple Watch. Chúng có thể đo các chỉ số như nhịp tim, thân nhiệt, nồng độ oxy trong máu, theo dõi chuyển động khi ngủ, từ đó “chấm điểm” giấc ngủ cho người dùng.

GS.TS Cathy Goldstein – chuyên gia thần kinh tại Đại học Michigan (Mỹ) cho biết, đa phần các thiết bị đeo tay sử dụng công nghệ đo áp lực tĩnh mạch bằng tia hồng ngoại (photoplethysmography hay PPG) để ước lượng nhịp tim. Các thiết bị đặt gần giường hoặc gắn trong đệm, gối để theo dõi giấc ngủ cũng có máy đo gia tốc và cảm biến nhằm theo dõi, phát hiện những chuyển động rất nhỏ như việc tim đập.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, các thiết bị theo dõi giấc ngủ tối tân nhìn chung luôn biết người dùng đang ngủ hay đang thức. Tuy nhiên, chúng lại hoạt động kém hiệu quả khi thu thập dữ liệu từ người béo phì, hoặc mắc bệnh rung nhĩ. Thông số của người có làn da tối màu cũng kém chuẩn xác hơn, bởi màu da có thể ảnh hưởng tới công nghệ PPG.

Dữ liệu từ thiết bị theo dõi giấc ngủ không thể chẩn đoán các vấn đề giấc ngủ mà bạn gặp phải

Dữ liệu từ thiết bị theo dõi giấc ngủ không thể chẩn đoán các vấn đề giấc ngủ mà bạn gặp phải

Ngay cả khi thu thập được dữ liệu theo dõi giấc ngủ chính xác, các chuyên gia cho rằng, các thiết bị này chưa thể diễn giải cho người dùng hiểu đúng về sức khỏe của mình.

Rất nhiều thiết bị đưa ra thông tin về các giai đoạn giấc ngủ như chuyển động mắt nhanh (REM), giấc ngủ sâu. Trong khi đó, phân loại từng giai đoạn phụ thuộc vào hoạt động sóng não – thông số hầu hết các thiết bị này không thể đo được. PGS.TS Mathias Baumert – chuyên gia kỹ thuật y sinh tại Đại học Adelaide (Australia) nhận định, việc sử dụng nhịp tim, nhịp thở để kết luận người dùng đang ở giai đoạn giấc ngủ nào có rất nhiều điểm hạn chế, nhất là khi người đó không khỏe mạnh.

Đồng quan điểm, nhà tâm lý học Kelly Baron – Chủ nhiệm Chương trình Y học Hành vi Giấc ngủ, Đại học Utah (Mỹ) cho hay: “Chúng tôi không chẩn đoán các chứng rối loạn giấc ngủ dựa trên giấc ngủ REM hay giấc ngủ sâu”. Giấc ngủ lành mạnh cũng biểu hiện khác nhau ở mỗi cá nhân, tùy theo tuổi, giới tính…

Nghiên cứu năm 2022 của TS Baumert và cộng sự cho thấy, mỗi thiết bị dùng các thuật toán riêng để phân tích, “chấm điểm” giấc ngủ của người dùng. Những thuật toán này chưa được khoa học kiểm chứng, vì vậy, không thể phản ánh sức khỏe và tình trạng bệnh tật.

Sử dụng thiết bị theo dõi giấc ngủ sao cho hiệu quả?

Ưu điểm của các thiết bị cảm biến, đồng hồ theo dõi giấc ngủ là chúng có thể thu thập thói quen ngủ lâu dài trong môi trường tự nhiên. Bạn có thể tận dụng thiết bị công nghệ này để tạo thói quen ngủ lành mạnh. Ví dụ, dữ liệu sẽ cho thấy các chỉ số sức khỏe cải thiện ra sao khi bạn đi ngủ và thức dậy đúng giờ mỗi ngày. Thiết bị theo dõi giấc ngủ cũng cho thấy các hoạt động như ăn tối muộn, uống rượu, vận động có ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm hay không.

Trái lại, người vốn đã căng thẳng, mất ngủ nên cân nhắc kỹ trước khi dùng các thiết bị theo dõi này. Chuyên gia Baron đã gặp nhiều bệnh nhân lo lắng khi thiết bị theo dõi giấc ngủ báo rằng giai đoạn ngủ sâu của họ không đủ dài. Việc đồng hồ liên tục nhắc nhở, đánh giá giấc ngủ kém có thể phản tác dụng.

 
Quỳnh Trang (Theo New York Times)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tôi chia sẻ