Thói quen ăn chậm, nhai kỹ - 6 lợi ích bất ngờ!

Ăn chậm, nhai kỹ thức ăn giúp bạn hấp thụ chất dinh dưỡng và tiêu hóa tốt hơn

Thói quen ăn chậm có lợi với đường huyết

Điều gì xảy ra khi bạn nhai mỗi miếng đồ ăn lên tới hơn 30 lần?

Ăn chậm nhai kỹ: 4 lợi ích không ngờ khi nhai chậm hơn

Trẻ thừa cân nên ăn chậm

Có rất nhiều lý do để bạn thưởng thức bữa ăn của mình một cách chậm rãi. Dưới đây là những lợi ích của việc ăn chậm đối với sức khỏe cũng như cuộc sống của bạn:

Tiêu hóa tốt hơn

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa BMJ Open, những người nhai chậm có khả năng Tiêu hóa tốt hơn. Ăn chậm giúp nhai kỹ, chia nhỏ thức ăn thành từng phần, giúp hệ tiêu hóa xử lý dễ dàng hơn. Điều này có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề như đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu.

Cải thiện cảm giác no và kiểm soát cơn thèm ăn

Trong một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên tạp chí Nutrients, những người có thói quen ăn chậm cho biết họ cảm thấy no hơn sau bữa ăn. Theo chuyên gia dinh dưỡng Ekta Singhwal đến từ bệnh viện Ujala Cygnus (Ấn Độ): "Ăn chậm giúp não bạn có thời gian nhận biết các tín hiệu no. Ăn chậm cũng có thể giúp bạn tránh ăn quá nhiều và điều chỉnh khẩu phần ăn tốt hơn".

Tăng sự thích thú, thỏa mãn khi ăn uống

Dành thời gian để ăn cho phép bạn thưởng thức trọn vẹn hương vị, kết cấu và mùi thơm của thức ăn. Điều này có thể làm cho bữa ăn trở nên thỏa mãn hơn, biến việc ăn uống thành một trải nghiệm thú vị.

Quản lý cân nặng tốt hơn

Những người ăn chậm thường nhận thức rõ hơn về các tín hiệu đói và có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn về thời điểm ngừng ăn. Điều này có thể dẫn đến lượng calo tiêu thụ thấp hơn và giúp duy trì cân nặng  theo thời gian.

Cải thiện khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng

Bằng cách nhai kỹ thức ăn và ăn chậm hơn, cơ thể bạn có thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các chất dinh dưỡng phức tạp như carbohydrate phức hợp, cần được tiêu hóa đúng cách để hấp thụ tốt.

Hình thành thói quen ăn uống chánh niệm

Khi ăn chậm, bạn sẽ dành thời gian chú tâm đến hương vị của món ăn, kết cấu, màu sắc thực phẩm – những nguyên tắc cơ bản khi ăn trong chánh niệm. Nhận thức này có thể cải thiện mối quan hệ của bạn với đồ ăn, giảm tình trạng ăn uống do cảm xúc hoặc căng thẳng và có thể thúc đẩy các lựa chọn lành mạnh hơn trong chế độ ăn uống.

Cách tập thói quen ăn chậm 

Hình thành thói quen ăn chậm mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe

Hình thành thói quen ăn chậm mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe

- Cố gắng nhai từng miếng ít nhất 20 lần trước khi nuốt để không chỉ hỗ trợ tiêu hóa mà còn buộc bạn phải ăn chậm hơn.

- Cắt thức ăn thành những miếng nhỏ hoặc dùng thìa nhỏ.

- Nhấp một ngụm nước trong khi ăn giúp bạn có thời gian nghỉ giữa các lần ăn, từ đó điều chỉnh tốc độ ăn uống.

- Tắt tivi, điện thoại hoặc các yếu tố gây mất tập trung khác để tập trung hoàn toàn vào thức ăn và trải nghiệm ăn uống.

- Đặt hẹn giờ trong 20 - 30 phút cho bữa ăn và cố gắng điều chỉnh tốc độ ăn trong suốt thời gian đó, dần dần hình thành thói quen ăn chậm hơn.

 
Đào Dung (Theo Health Shots)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa